Quyết liệt triệt phá diện tích trồng cây thuốc phiện

Bên cạnh những địa phương đã xóa bỏ hoàn toàn cây thuốc phiện, hiện một số nơi, bà con vẫn lén lút trồng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật vì cây thuốc phiện bị nhà nước nghiêm cấm gieo trồng, buôn bán, vận chuyển, sử dụng dưới mọi hình thức.
Quyết liệt triệt phá diện tích trồng cây thuốc phiện
Phá nhổ cây thuốc phiện tại xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Ra quân phá, nhổ cây thuốc phiện

Thực hiện đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trong dịp Tết Đinh Dậu 2017, Công an huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã phát hiện 9 hộ dân gieo trồng cây thuốc phiện với tổng diện tích 101m2, đã phá nhổ trên 10.000 cây thuốc phiện. Điển hình vào ngày 20/1/2017, qua công tác quản lý địa bàn, phát hiện tại vườn của gia đình ông Nông Văn Minh (trú tại thôn Kha Hạ, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn) gieo trồng trái phép 1.000 cây thuốc phiện trên diện tích 30m2, cây cao tầm 30cm.

Trước đó, Thượng tá Doãn Thanh Sơn, Trưởng Công an huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) cũng xác nhận, ngày 27/12/2016 đơn vị đã phát hiện và triệt phá một vườn trồng 400m2 cây thuốc phiện trái phép tại khu vực thôn Ky Công Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát. Qua điều tra, lực lượng chức năng xác định, chủ vườn trồng cây thuốc phiện là ông Chảo Chin Nhàn (sinh năm 1967, dân tộc Dao, trú tại thôn Ky Công Hồ, xã Tòng Sành). Để qua mặt cơ quan chức năng, ông Chảo Chin Nhàn đã trồng loại cây này xen lẫn với rau cải. Ngay khi phát hiện, Công an huyện Bát Xát đã lập biên bản, tổ chức triệt phá toàn bộ diện tích trồng cây thuốc phiện tại đây.

Trên đây là 2 trong số nhiều hành vi vi phạm gieo trồng cây thuốc phiện mà các cơ quan chức năng đã phát hiện được trên cả nước. Thực tế trên cho thấy, mặc dù chế tài xử phạt đã có, nhưng nhiều nơi bà con vì thiếu hiểu biết, hoặc nghĩ rằng trồng ở vùng sâu, vùng xa thì các cơ quan chức năng khó phát hiện nên vẫn lén lút trồng.

Câu chuyện ở xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là một ví dụ. Tà Tổng là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Lai Châu nhưng nhiều năm nay, đây lại chính là xã có diện tích tái trồng cây thuốc phiện lớn nhất của tỉnh. Thay vì trồng lúa, trồng ngô, trồng thảo quả…, không ít diện tích đất ở Tà Tổng đã được sử dụng để trồng cây thuốc phiện, loại cây chỉ mang theo đói nghèo, nghiện ngập, khiến đời sống của nhiều hộ gia đình đã nheo nhóc lại thêm khó khăn.

Quyết liệt triển khai nhiều biện pháp

Trước thực tế này, chính quyền địa phương Mường Tè, các cơ quan chức năng đã và đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để người dân không tái trồng cây thuốc phiện, xóa sổ dần cây thuốc phiện trong các ruộng nương của đồng bào.

Năm 2016, Lai Châu đã ban hành một kế hoạch cao điểm về phòng, chống tái trồng cây thuốc phiện ở Mường Tè, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Trong đó, riêng lực lượng công an đã tăng cường 100 chiến sỹ. Kết quả, sau 1 tháng triển khai Kế hoạch 1724, 16 đám nương với diện tích gần 14.000m² đất trồng cây thuốc phiện ở xã Tà Tổng đã bị phá bỏ.

Quyết liệt là vậy, song thực tế hiện nay, nhiều hộ ở Tà Tổng vẫn có những hoạt động lén tái trồng cây thuốc phiện tại một số khu vực sâu giáp biên. Từ thực trạng này, việc phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia tố giác các hộ tái trồng cây thuốc phiện là một trong những biện pháp được Lai Châu thực hiện kiên quyết.

Theo đó, để tuyên truyền, thuyết phục bà con, các tổ công tác bao gồm các cán bộ chiến sỹ công an, bộ đội và cơ quan chức năng huyện Mường Tè đã được thành lập và liên tục cắm chốt để cùng ăn, cùng ở và xuống tận địa bàn nhằm kịp thời phát hiện những điểm trồng thuốc phiện; thuyết phục bà con đi nương rẫy, nếu phát hiện ra những đám nương có dấu hiệu nghi vấn trồng cây thuốc phiện thì báo cáo ngay với chính quyền địa phương và tổ công tác.

Rõ ràng, với thói quen trồng cây thuốc phiện đã lâu đời, lại thêm tư duy lạc hậu, thiếu hiểu biết… nên để bà con từ bỏ việc trồng cây thuốc phiện không hề đơn giản. Chính vì vậy để giảm tỷ lệ người nghiện, giảm diện tích cây thuốc phiện và đồng bào nhận thức sâu sắc nhất về tác hại của ma túy…, rất cần sự vào cuộc liên tục và tích cực hơn nữa của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Xem thêm