Thứ hai 23/12/2024 20:51

Quy hoạch điện VIII - từ nghị quyết của Đảng đến tầm nhìn quốc gia và cam kết quốc tế. Bài 3: Giải quyết hài hoà lợi ích quốc gia dân tộc và quốc tế

Từ Nghị quyết của Đảng, Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo Quy hoạch điện VIII theo hướnggGiải quyết hài hoà lợi ích quốc gia dân tộc và quốc tế

Mặc dù hệ thống điện của Việt Nam đủ cung cấp cho nền kinh tế, song do sự chuyển dịch khách quan đã có sự mất cân đối vùng miền về nguồn điện, gây khó khăn trong công tác truyền tải và vận hành hệ thống điện. Tuy nhiên những tồn tại này sẽ được Quy hoạch VIII giải quyết triệt để bằng nhiều giải pháp tối ưu.

Những nguyên nhân mất cân đối vùng miền

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến hết năm 2020, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam đã đạt gần 70.000 MW, đáp ứng đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên do sự chuyển dịch về nguồn điện cũng như chính sách thu hút đầu tư, tốc độ phát triển kinh tế của các vùng miền khác nhau dẫn đến mất cân đối hệ thống điện.

Nếu tính mốc năm 2015 trở về trước, nguồn điện ở miền Bắc tương đối lớn vì có nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện khá dồi dào (than, thủy điện), có thể cung cấp cho cả nước, thế nhưng nhu cầu sử dụng điện lại thấp hơn rất nhiều so với miền Nam. Tại khu vực miền Trung chỉ có thể phát triển các thủy điện nhỏ và vừa, nhu cầu tiêu thụ điện cũng không quá lớn; Trong khi đó, khu vực miền Nam có kinh tế phát triển nhanh nhất cả nước, nhu cầu sử dụng điện lớn nhưng tổng công suất nguồn điện tại chỗ lại rất nhỏ (chủ yếu điện khí) nên dẫn đến tình trạng thiếu điện, phải cắt điện luân phiên.

Để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế khu vực miền Nam và miền Trung trong cả giai đoạn dài, dù đã được bổ sung thêm hàng 1000 MW nhiệt điện than ở phía Nam nhưng đường dây 500kV mạch 1, rồi mạch 2, mạch 3 vẫn phải làm nhiệm vụ nặng nề "cõng điện từ Bắc vô Nam" trong tình trạng đầy hoặc quá tải. Sự mất cân đối vùng miền khiến việc vận hành hệ thống điện luôn gặp khó khăn, tổn thất điện năng lớn, chi phí sản xuất tăng, áp lực lên giá thành điện. Bên cạnh đó, nhiều nguồn điện than lớn bị chậm tiến độ, khiến đất nước luôn ngấp nghé nguy cơ "thiếu điện".

Sau khi Quy hoạch điện VII được điều chỉnh vào năm 2016, cùng với việc Quốc hội nhất trí dừng chủ trương phát triển điện hạt nhân, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ ban hành chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời bằng cơ chế giá FIT. Nhờ đó, công suất các nguồn điện gió, mặt trời đã có sự bùng nổ. Chỉ sau 3 năm, tổng công suất nguồn điện này đã đạt khoảng 20.000 MW, góp phần quan trọng trong việc cung cấp điện cho đất nước, giảm phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường; thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương...

Tuy nhiên, điện gió và điện mặt trời lại tập trung lớn ở khu vực miền Trung và miền Nam, đặc biệt ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ giàu tiềm năng nhưng nhu cầu phụ tải rất thấp.

Cùng thời gian này, nhu cầu sử dụng điện giữa các vùng miền lại có sự thay đổi rõ rệt. Miền Bắc – với những chính sách thu hút đầu tư tốt, công nghiệp phát triển nhanh, nhu cầu phụ tải tăng rất cao với mức tăng trưởng 2 con số. Miền Nam vẫn tiếp tục tăng nhưng dần trở nên bão hòa. Còn miền Trung thừa điện năng lượng tái tạo nhưng nhu cầu phụ tải tăng trưởng không cao. Và đã có nhiều thời điểm, hệ thống điện truyền tải 500kV lại mang điện từ miền Trung, miền Nam ra miền Bắc.

Một nguyên nhân khác người viết cũng muốn đề cập ở đây là tư duy mang tính cục bộ, địa phương. Đã có nhiều địa phương không chia sẻ trong việc triển khai quy hoạch điện đã được phê duyệt (phản đối nhiệt điện than, mong muốn điện sạch); đề xuất, đăng ký hết khả năng phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo và điện khí; không tính đến khả năng tiêu thụ vùng miền; còn việc đầu tư lưới điện truyền tải thì trung ương, ngành điện lo.

Quy hoạch điện VIII sẽ hạn chế truyền tải điện xa, tối ưu hóa chi phí

Giải quyết hài hoà lợi ích quốc gia dân tộc và quốc tế

Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ thực tế và các dự báo tính toán, dự thảo Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng cẩn thận với mục tiêu lợi ích chung của Quốc gia lên trên hết và quan điểm cân đối vùng miền, hạn chế truyền tải liên miền và kiên quyết không xây dựng thêm bất kỳ đường dây truyền tải liên kết miền nào.

Theo đó, Quy hoạch điện VIII phân chia hệ thống điện Việt Nam thành 6 tiểu vùng: Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Nam bộ; giữa các vùng có liên kết với nhau bằng hệ thống truyền tải điện 500kV xương sống.

Việc phân chia như vậy sẽ giúp tối ưu phát triển và cân đối nguồn điện trên toàn bộ hệ thống điện và từng tiểu vùng theo tiêu chí cực tiểu hóa chi phí sản xuất điện trong toàn bộ thời kỳ quy hoạch. Đồng thời giúp đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trên từng hệ thống điện tiểu vùng, giảm tổn thất truyền tải liên vùng, miền.

Đây cũng là quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về Quy hoạch điện VIII diễn ra mới đây nhằm bảo đảm an ninh năng lượng; bố trí nguồn điện hợp lý giữa các vùng miền; giảm thiểu đầu tư hệ thống truyền tải, qua đó đã giảm tối đa tổng mức đầu tư, đảm bảo giá điện ở mức hợp lý; và thực hiện những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về giảm phát thải. Đặc biệt, Chính phủ đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc phát huy lợi thế về phát triển điện lực của các địa phương, nhất là đối với địa phương còn khó khăn trên cơ sở bảo đảm hiệu quả chung.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương triển khai rà soát quy hoạch một cách toàn diện, công tâm, khoa học, khách quan. Đến nay, cơ bản các phương án tính toán đã tối ưu. Đặc biệt, sau khi tính toán lại, quy mô đầu tư đã giảm gần 2 triệu tỷ đồng, trong đó giảm đầu tư công suất nguồn khoảng 35.000 MW, giảm đầu tư hệ thống truyền tải gần 300.000 tỷ đồng.

Theo Phó thủ tướng, quy hoạch phải giải bài toán tổng hợp các yếu tố: đặt nguồn điện ở đâu, vừa tính toán lượng hao hụt khi phải truyền tải điện đi xa, vừa phải bảo đảm phụ tải, bảo đảm giá thành hợp lý, đồng thời phải thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 "đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050".

"Nếu đưa vào quy hoạch nhiều quá thì sau này sẽ gây lãng phí, hiệu quả khai thác của các nhà máy sẽ thấp", Phó Thủ tướng lấy ví dụ. "Sản xuất điện ra với giá thành thấp nhưng vận chuyển xa thì dẫn tới hao hụt, cộng thêm chi phí đường dây cũng như rủi ro khi có sự cố như thiên tai".

Cùng với đó là sự đồng bộ trong việc phát triển lưới điện truyền tải và các giải pháp khác. Tin rằng, Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII sẽ sớm được thông qua để làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai, thực hiện.

Theo nhiều chuyên gia, sự dịch chuyển cung cầu và phân bổ nguồn điện giữa các vùng miền là một trong những tồn tại của Quy hoạch điện VII giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên với những điểm mới và tính toán tối ưu trong Quy hoạch điện VIII sẽ giải quyết được những tồn tại trên một cách triệt để.

Theo TS. Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ cho biết, Quy hoạch Điện VIII được xây dựng rất kỹ, hết sức cẩn thận, đến giờ đã là phương án thứ 6. Phiên bản tháng 4/2022 có thêm 2 kịch bản mới, trong đó có kịch bản chuyển đổi năng lượng để đáp ứng yêu cầu giảm phát thải.

“Đây là kịch bản mang tính đột phá, đã tính toán kỹ khả năng các nguồn năng lượng sơ cấp mà Việt Nam có thể tận dụng được. Thêm kịch bản nữa là tính toán khả năng nếu nguồn điện thiếu, chậm thì điều hành như thế nào. Đây là điều chỉnh mới và tốt, phù hợp với quan điểm Quy hoạch Điện VIII là quy hoạch mở, trong quá trình thực hiện Quy hoạch sẽ cập nhật, tính toán, điều chỉnh dựa trên cơ sở phát triển kinh tế-xã hội thực tế ở mỗi giai đoạn" - TS. Ngô Tuấn Kiệt cho biết.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, Quy hoạch có sự đổi mới tư duy, cách làm với “Tinh thần xây dựng Quy hoạch là đặt lợi ích chung lên trên hết, tiết kiệm hàng chục tỷ USD, việc giảm đầu tư đường dây, giảm chi phí vận chuyển sẽ giúp giảm giá thành điện".

Nhìn chung, bản dự thảo quy hoạch vào tháng 4 đã giảm quy mô đầu tư theo quy hoạch gần 2 triệu tỷ đồng, trong đó giảm đầu tư công suất nguồn khoảng 35.000MW, giảm đầu tư hệ thống truyền tải gần 300 nghìn tỷ đồng. Nguồn điện được bố trí hài hoà, đảm bảo phát huy lợi thế từng vùng miền, tiết kiệm tối đa truyền dẫn. Quy hoạch cũng đã đề ra lộ trình cắt giảm điện than mạnh mẽ để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí. Đến 2045, toàn hệ thống chỉ còn 9,6% điện than, trong khi điện gió, điện mặt trời chiếm 50,7%, đảm bảo các cam kết về chuyển đổi năng lượng, bảo vệ môi trường.

Về vấn đề giữ điện mặt trời ở tỉ lệ phù hợp so với các nguồn điện khác, Phó Thủ tướng cho biết, nhu cầu điện của nền kinh tế cao nhất không phải vào lúc có mặt trời mà vào khoảng 6h-10h tối, nên nếu không có các nguồn điện khác như thủy điện, nhiệt điện thì lúc đó không thể đáp ứng được nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt. Trong khi ban ngày, phát điện mặt trời thì các nguồn điện khác phải giảm công suất. Nếu tích điện mặt trời để phát vào ban đêm thì giá thành tăng gấp 3-4 lần.

TS. Nguyễn Xuân Huy, chuyên gia kinh tế năng lượng, ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao sự điều chỉnh của dự thảo Quy hoạch Điện VIII và nêu ra kinh nghiệm quy hoạch của một số nước trong khu vực:

Singapore gần vùng xích đạo, cơ cấu nguồn điện tập trung phát triển điện khí (95%), gần đây chỉ mới lắp đặt 350 MW điện mặt trời, 260 MW điện sinh khối/ điện rác và một số còn lại nhập điện từ nước láng giềng Malaysia (Singapore Energy Statitics, 2020).Với ốc đảo có diện tích hạn chế thì cơ cấu nguồn điện khí là chủ yếu rất phù hợp với xu hướng thế giới vì hiệu suất phát điện lên đến hơn 85%. Ngoài ra, điện mặt trời áp mái phát triển phân tán, tự tiêu dùng đang tăng trưởng nhanh.

Thái Lan là quốc gia có điều kiện khí hậu & nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, tổng công suất nguồn điện theo Bộ Năng Lượng Thái Lan là 46,500 GW gần tương đương với tổng công suất nguồn của Việt Nam là 47,900 GW (2018), trong đó điện khí chiếm 50%, thủy điện 20%, điện sinh khối 7.7 %, điện gió 8%, điện mặt trời 7%, còn lại là nhập khẩu và các dạng năng lượng khác. Sự phát triển năng lượng tái tạo của Thái Lan khá đa dạng, đồng đều và có sự kiểm soát tốt của chính phủ dựa trên quy hoạch điện ban hành trong giai đoạn 2015 – 2036 (IRENA, 2017). Nguồn điện năng lượng tái tạo Thái Lan phát triển từ sớm, đến nay đã chiếm gần 23% tổng công suất nguồn điện, chỉ còn 2% để đạt mục tiêu khoảng 25% đến năm 2036 (gần 20,000 MW) nên đã ngưng đầu tư phát triển, do đó các nhà đầu tư Thái Lan đang chuyển dịch vốn đầu tư và công nghệ sang Việt Nam để phát triển các dự án năng lượng tái tạo mới.

Đối với Malaysia, tổng cơ cấu nguồn điện cung cấp nền kinh tế cho 32 triệu dân vào khoảng 34,000 MW, bao gồm điện khí chiếm 47%, nhiệt điện than 31%, thủy điện 18%, phần còn lại 4% là phát triển năng lượng tái tạo, trong đó điện mặt trời chiếm 2.33% và sinh khối & điện rác là 1.67% (IRENA, 2020). Lộ trình phát triển năng lượng tái tạo theo tỷ trọng trong cơ cấu nguồn điện ở Malaysia, lấy mục tiêu đạt khoảng 25% tổng công suất nguồn cho đến 2030.

Đối với Hàn Quốc, tổng cơ cấu nguồn điện vào khoảng 127,000 MW, bao gồm điện khí (36%), nhiệt điện than (30%) và hạt nhân (20%). Tỷ lệ 14% còn lại là các dạng năng lượng tái tạo khác, trong đó có sinh khối (4.8%) và điện mặt trời (4.6%), điện gió chỉ mới lắp đặt khoảng 1200 MW (4.6%). Hàn Quốc đang có lộ trình chuyển đổi tăng tỷ trọng năng lượng sạch lên, đặc biệt giảm nguồn nhiệt điện than và điện hạt nhân.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam