Bình Dương: Tháo điểm nghẽn để ‘cất cánh’ trong kỷ nguyên mới

Bình Dương có vị trí chiến lược với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng, trở thành trung tâm công nghiệp và đô thị năng động hàng đầu cả nước.
Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 Bình Dương trao quyết định đầu tư 2 dự án truyền tải

Nhiều điểm nghẽn của Bình Dương

Những năm qua, tỉnh Bình Dương có nhiều thành tựu, những thành công này này không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh mà còn tạo động lực quan trọng cho sự phát triển chung của cả vùng Đông Nam Bộ và đất nước.

Tuy nhiên, theo ThS. Đào Duy Tùng - Học viện Chính trị Khu vực II (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), trước bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, những yêu cầu mới của kỷ nguyên công nghệ và đổi mới sáng tạo, tỉnh Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức, điểm nghẽn mang tính chiến lược.

Bình Dương: Tháo điểm nghẽn để ‘cất cánh’ trong kỷ nguyên mới
Bình Dương, với vị trí địa lý chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng, đã nổi lên như một trong những trung tâm công nghiệp và đô thị năng động hàng đầu cả nước - (Ảnh: CTV).

Thứ nhất, Bình Dương tắc nghẽn kết nối vùng, mặc dù giữ vai trò là trung tâm công nghiệp hàng đầu Việt Nam, Bình Dương vẫn thiếu các cơ sở hạ tầng chiến lược như sân bay và cảng biển.

Thứ hai, thách thức từ mô hình tăng trưởng kinh tế khi Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình khi cơ cấu kinh tế chưa cân đối.

Thứ ba, hạn chế về chất lượng tăng trưởng, hiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI, trong khi hiệu suất lao động và hiệu quả đầu tư giảm.

Thứ tư, sự bất cân đối cơ cấu kinh tế khi Bình Dương tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến và gia công, chiếm 62% GRDP (năm 2020).

Thứ năm, khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực, khi nguồn này của tỉnh vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về chất lượng

Thứ sáu, hạ tầng và đô thị hóa không đồng bộ, quỹ đất công nghiệp tại các khu vực phía Nam (Dĩ An, Thuận An) đã cạn kiệt, buộc tỉnh chuyển hướng phát triển lên phía Bắc (Bến Cát, Bàu Bàng, Tân Uyên).

Thứ bảy, vấn đề giới hạn sức chịu tải môi trường khi sức chịu tải của lãnh thổ đang vượt ngưỡng với dân số tăng nhanh và ô nhiễm môi trường nước, không khí nghiêm trọng.

Thứ tám, sức hút văn hóa - sinh thái đang bị giảm sút. Tiếp đến là áp lực từ cạnh tranh nội vùng và quốc tế. Thứ mười, hạn chế trong chính sách và quản trị.

“Những điểm nghẽn này không chỉ là các thách thức ngắn hạn mà còn là những bài toán chiến lược mà Bình Dương cần giải quyết để phát triển bền vững, duy trì vai trò đầu tàu trong khu vực và quốc gia. Việc tháo gỡ các điểm nghẽn này sẽ là chìa khóa để tỉnh phát huy tối đa tiềm năng, bước vào kỷ nguyên mới với tư thế vững vàng hơn”, ThS. Đào Duy Tùng nhấn mạnh.

Tháo điểm nghẽn để cất cánh trong kỷ nguyên vươn mình

Cũng theo ThS. Đào Duy Tùng, để hiện thực hóa khát vọng phát triển bền vững và vươn mình trở thành trung tâm kinh tế - xã hội kiểu mẫu, tỉnh Bình Dương cần tập trung giải quyết các điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển. Các giải pháp được đề xuất không chỉ dựa trên thực tiễn phát triển của tỉnh mà còn kế thừa kinh nghiệm quốc tế, định hướng vào việc tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững.

Theo đó, tỉnh cần hoàn thiện hạ tầng giao thông liên vùng. Trong đó, xây dựng hệ thống giao thông chiến lược, tập trung đầu tư các tuyến đường cao tốc, đường vành, các tuyến đường sắt và bến cảng đường sông để giảm áp lực logistics. Ưu tiên hạ tầng kết nối vùng. Phát triển hệ thống giao thông thông minh. Hỗ trợ vận tải và giảm chi phí logistics. Quy hoạch các khu vực giao nhận hàng hóa gần các khu công nghiệp để giảm áp lực giao thông.

Bình Dương: Tháo điểm nghẽn để ‘cất cánh’ trong kỷ nguyên mới
Bình Dương vừa trải qua một thời kỳ kinh tế phát triển nhanh và rộng, trong đó công nghiệp hoá thể hiện vai trò dẫn dắt - (Ảnh: Thanh Minh).

Tiếp đến, Bình Dương cần đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu. Thu hút đầu tư công nghệ cao, tập trung vào các ngành công nghiệp giá trị gia tăng cao như sản xuất công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, năng lượng tái tạo, và trí tuệ nhân tạo. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI và nội địa tham gia vào hệ sinh thái công nghiệp sáng tạo, tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D).

Phát triển kinh tế số và thương mại điện tử. Xây dựng nền tảng hạ tầng số phục vụ phát triển kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển các dịch vụ tri thức, tài chính, bảo hiểm, và logistics. Xây dựng các khu đô thị thông minh, tích hợp đầy đủ các dịch vụ thương mại và giải trí cao cấp để gia tăng sức hút đầu tư và nâng cao chất lượng sống.

Ngoài ra, tỉnh cũng cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó ưu tiên cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo. Phát triển đô thị bền vững và đồng bộ, quy hoạch đô thị thông minh. Xây dựng mô hình đô thị tích hợp giữa công nghiệp, dịch vụ và nhà ở với hệ thống giao thông hiện đại, không gian sống xanh. Sử dụng hiệu quả quỹ đất công nghiệp tại các khu vực phía Bắc của tỉnh.

Tiếp đến, tỉnh Bình Dương cần phát triển bền vững môi trường trong đó cần xây dựng chính sách môi trường chặt chẽ. Ban hành các quy định bắt buộc về xử lý chất thải, giảm phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn quốc tế. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch và năng lượng tái tạo. Thực hiện việc phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái. Triển khai các dự án xanh hóa đô thị, phát triển các công viên, khu vực cây xanh.

Cùng với đó, tỉnh cần bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch bền vững. Xây dựng thương hiệu du lịch Bình Dương, liên kết với các tỉnh lân cận để tạo tuyến du lịch hấp dẫn.

Cuối cùng, Bình Dương cần tăng cường quản trị và cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Xây dựng hệ thống chính quyền đô thị hiệu quả. Triển khai mô hình chính quyền đô thị thông minh, tập trung vào quản lý dân cư và lao động nhập cư. Xây dựng cơ chế phối hợp với các tỉnh trong vùng để giải quyết các vấn đề liên vùng.

ThS. Đào Duy Tùng nhấn mạnh, việc giải quyết hiệu quả các thách thức sẽ giúp tỉnh đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế giá trị cao. Cải thiện chất lượng sống, tạo môi trường sống an toàn, hiện đại, và thân thiện với môi trường cho người dân. Đồng thời, tăng cường năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao vị thế của tỉnh trên bản đồ kinh tế khu vực và quốc tế.

Diệu Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Dương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Việc liên kết chặt chẽ giữa "3 nhà" bao gồm nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà phân phối giúp thúc đẩy mạnh mẽ mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Sáng 15/5, tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm tổ chức lễ khởi công phân khu 35ha - The Grand Hồ Tràm.
Chuyển đổi số tại Nghệ An:

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Sở Công Thương Nghệ An vừa phối hợp với VCCI, Chi nhánh Nghệ An-Hà Tĩnh-Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn với chủ đề 'AI thực chiến - Bí quyết thành công'.
Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Tối 14/5, tại TP. Vinh đã khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền và triển khai tháng khuyến mãi, sự kiện mở ra hội giao thương cho người dân, doanh nghiệp...
Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Trung Đông trở thành thị trường tiềm năng với thực phẩm TP. Hồ Chí Minh khi nhu cầu Halal tăng, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần.

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, Bảo hiểm xã hội Hưng Yên cải cách đồng bộ TTHC, tạo giá trị mới và tiện ích thiết thực trong mọi lĩnh vực.
Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Hội nghị giới thiệu môi trường đầu tư lĩnh vực công nghiệp của Tiền Giang và Ninh Bình mở ra cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức Hội nghị kết nối nhà đầu tư, triển khai chính sách tín dụng Nhà nước vào ngày 17/5/2025.
TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

Việc bổ sung các khu công nghiệp mới là cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tái cấu trúc không gian công nghiệp, thu hút FDI chất lượng cao và thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Sở Công Thương Tiền Giang đề nghị UBND tỉnh chấp thuận đầu tư 4 cụm công nghiệp: Long Trung, Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3 thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ngành chế biến, chế tạo đang bứt phá mạnh mẽ, trở thành động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đắk Nông với nhiều dự án lớn và sản phẩm giá trị cao.
Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của riêng tỉnh Quảng Nam, mà cần các địa phương phối hợp.
TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh sẽ đầu tư 14 khu công nghiệp mới 3.833 ha, chia làm 3 giai đoạn từ nay đến năm 2033, nhằm mở rộng không gian sản xuất gắn với tăng trưởng xanh.
TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục phục hồi vững chắc, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất khẩu và đầu tư.
Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng trong lòng không gian di sản ấy, diêm dân vẫn vật lộn mưu sinh giữ nghề.
Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam mở ra cơ hội tái cấu trúc không gian phát triển, định hình trung tâm kinh tế mới cho khu vực Trung Trung Bộ.
Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Chủ tịch UBND thành phố Huế yêu cầu các sở, ban, ngành xây dựng đề án thành lập đội liên ngành cấp thành phố để xử lý các vấn nạn về môi trường du lịch.
Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh chi phí năng lượng gia tăng, việc chuyển đổi sang các giải pháp năng lượng xanh và tối ưu hóa quản lý phát thải đang là ưu tiên của doanh nghiệp.
Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua, Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận lượng khách đông kỷ lục. Mặc dù có thế mạnh về du lịch, nhưng hạ tầng giao thông kết nối còn hạn chế.
Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thủy sản, gạo, trái cây… là những mặt hàng góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Tiền Giang đạt xấp xỉ 2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025.
Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Đắk Nông trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 9.200 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Tháng 4/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Đắk Nông tăng gần 7% so với cùng kỳ. Nhiều nhóm ngành ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Cơ hội

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

Chiều 29/4, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức họp báo sự kiện “Khuyến mãi hàng hiệu năm 2025 - Flash Sale Holiday”.
TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

TP. Hồ Chí Minh thông xe kỹ thuật 5 đoạn đường dọc kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên, thúc đẩy kinh tế đô thị và kết nối hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm.
Khai mạc hội chợ triển lãm

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Tối 28/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025".
Mobile VerionPhiên bản di động