Thứ tư 25/12/2024 00:50

Quảng Ninh: Dừng thí điểm Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn

Dự kiến, sau khi dừng thí điểm, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn sẽ được sáp nhập vào Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh.

Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh đã đồng ý với đề nghị của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Ninh và Ban tổ chức tỉnh ủy về việc dừng thí điểm mô hình Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn và tổ chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ.

Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ theo quy định.

Trước đó, vào ngày 15/5/2020, tại huyện Vân Đồn, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh.

Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh

Khu kinh tế Vân Đồn có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược, có nhiều điều kiện để xây dựng, phát triển trở thành vùng kinh tế động lực của Quảng Ninh và khu vực. Đây là khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác hai hành lang - một vành đai kinh tế Việt- Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Để phát huy tiềm năng, lợi thế hiện có của tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Vân Đồn nói riêng, đảm bảo hoàn thành đúng nội dung, tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Đề án thí điểm thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn, trình các bộ, ngành thẩm định và báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ trong tháng 6/2019.

Đến ngày 14/11/2019, Chính phủ đã có Nghị quyết số 102/NQ-CP về việc thí điểm thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, với thời hạn thí điểm 3 năm, kể từ ngày 21/4/2020.

Nhiều dư án lớn được thu hút sau 3 năm Ban quản lý khu kinh tế Vân Đồn hoạt động

Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế Vân Đồn; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công, dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo quy định của pháp luật.

Ban quản lý có tư cách pháp nhân, tài khoản riêng và con dấu hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm, nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Ban do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh làm trưởng ban.

Sau gần 3 năm hoạt động, Ban đã đẩy nhanh việc lập và hoàn thiện các quy hoạch phân khu. Trong số 12 đồ án quy hoạch phân khu được lập, đã có 9 đồ án được duyệt (Khu vực Cái Rồng, Khu vực sân bay, Khu vực Bắc Cái Bầu, Khu vực dịch vụ hỗ trợ sân bay, Khu vực Đông Bắc Cái Bầu, Khu vực đảo Cống Chén, Khu vực đảo Minh Châu - Quan Lạn, Khu vực đảo Ngọc Vừng, Khu vực đảo Vạn Cảnh).

Đến tháng 12/2020, Ban đã tiến hành hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho 2 dự án mới, với quy mô vốn hơn 4.500 tỷ đồng. Trong đó, dự án đầu tiên được trao chủ trương đầu tư là Dự án Bến cảng cao cấp Ao Tiên - Vân Đồn tại xã Hạ Long, do Công ty Mai Quyền làm chủ đầu tư. Đây là dự án xây dựng cảng cho tàu du lịch có công suất tối đa lên đến 4,2 triệu lượt khách/năm, đón được các tàu chở khách lên đến 300 ghế. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án khoảng 613,3 tỷ đồng. Đến nay, giai đoạn I của dự án đã đưa vào hoạt động, đảm bảo công suất đón - trả 2,5 triệu lượt khách/năm.

Lễ khởi công Dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn hơn 3.600 tỷ đồng ngày 30/4/2022

Dự án thứ hai là Tổ hợp khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp Ao Tiên - Cát Linh Vân Đồn tại xã Hạ Long, do Công ty Cổ phần Cát Linh Vân Đồn và Công ty Mai Quyền làm chủ đầu tư, với tổng vốn hơn 3.900 tỷ đồng. Do yếu tố khách quan là dịch bệnh Covid-19, dự án này đến ngày 30/4/2022, mới có thể khởi công xây dựng

Cùng trong ngày 30/4/2022, có 3 dự án động lực khác trong Khu kinh tế Vân Đồn cũng được khởi công, bao gồm: Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holidays Harbour Vân Đồn (3.612 tỷ đồng); hạng mục khách sạn, nghỉ dưỡng thuộc Dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City - phân khu 1 (1.000 tỷ đồng); Cụm công nghiệp Vân Đồn (486,37 tỷ đồng). Một dự án khác được trao Quyết định chủ trương đầu tư là Dự án Nhà máy sản xuất nội thất cao cấp tại Khu kinh tế Vân Đồn (984 tỷ đồng).

Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2022, Ban quản lý đã thu hút được thêm hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư. Trong đó, 3 dự án được cấp mới với tổng vốn hơn 1.881 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 3 dự án với số vốn là 469,5 tỷ đồng. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn tương tác hoạt động du lịch với tổng vốn đầu tư hơn 24.882 tỷ đồng. Dự án này đang được tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Khu kinh tế Vân Đồn

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh