Thứ năm 15/05/2025 14:58

Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Lễ hội Xuân năm 2024

Là địa phương có đường biên giới trên biển và đất liền nên công tác kiểm soát an toàn thực phẩm nhất là vào dịp Tết và mùa Lễ hội được Quảng Ninh chú trọng.

Tỉnh Quảng Ninh- với khoảng 1,36 triệu dân và trên 15,5 triệu khách du lịch mỗi năm, tuy nhiên lượng thực phẩm do Quảng Ninh tự cung cấp chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của toàn tỉnh. Do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được tỉnh Quảng Ninh chú trọng nhất là vào mỗi dịp Lễ hội, Tết Nguyên đán, mùa du lịch.

Bà Nguyễn Hoài Thương - Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh cho biết, trong những dịp Tết, Lễ hội, các sản phẩm thực phẩm được chế biến từ thịt, rau xanh, trái cây, bánh, kẹo, rượu, bia, nước ngọt…là loại thực phẩm được sử dụng nhiều. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Lễ hội Xuân, từ trước Tết Nguyên đán, UBND tỉnh đã tổ chức 3 đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung lấy mẫu xét nghiệm các nhóm hàng thực phẩm sử dụng nhiều trong dịp Tết, mùa lễ hội.

Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 lấy mẫu xét nghiệm tại Chợ 3 (Ảnh: SCT)

Theo đó, Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 do Sở Công Thương làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số huyện miền núi, biên giới gồm: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu nhằm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý về vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua và mùa Lễ hội Xuân 2024.

Cũng theo bà Nguyễn Hoài Thương, công tác kiểm tra, hậu kiểm cũng là dịp để các cơ quan quản lý tuyên truyền, giáo dục đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ngoài ra, Sở Công Thương cũng đã chủ động đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú và đa dạng như qua loa phát thanh tại các khu phố, thôn, xóm và tại các chợ trung tâm của các địa phương...

Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại Siêu thị Winmart Móng Cái (Ảnh: SCT)

Trong quá trình kiểm tra vừa qua, Đoàn số 2 do Sở Công Thương chủ trì cũng đã nắm bắt tình hình thực phẩm xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở tại các điểm thông quan, cũng như kiểm tra, giám sát thực phẩm bày bàn tại 10 điểm bán hàng gần khu vực trường học và 02 chợ có kinh doanh thực phẩm. Về cơ bản hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu được giám sát chặt chẽ; có rào chắn, ngăn chặn để không xảy ra hiện tượng hàng hóa được nhập lậu qua cửa khẩu, đường mòn, lối mở. Các điểm bán hàng gần cổng trường học đã được các địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát, tuyên truyền thường xuyên nên tại thời điểm kiểm tra, các điểm bán hàng gần trường học đã có nhận thức và không bày bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Bà Nguyễn Hoài Thương chỉ ra, khó khăn nhất hiện nay trong công tác quản lý đó là thiếu nguồn nhân lực tại các tuyến huyện, xã, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc, điều này đã ảnh hưởng phần nào hiệu quả công việc.

Theo đánh giá, từ nay đến hết tháng Giêng, lưu lượng người dân và du khách thập phương đổ về Quảng Ninh để tham gia các Lễ hội đầu Xuân vẫn đang tăng. Do đó, nhu cầu về nhu yếu phẩm tăng cao, nhất là sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn, các điểm dừng chân. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa Lễ hội Xuân năm 2024, được biết, các lực lượng thuộc Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh công tác nắm tình hình, phòng ngừa từ sớm, từ xa; tăng cường lực lượng, phương tiện kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

Lễ hội Xuân Yên Tử luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Đồng thời, tập trung phát hiện, xử lý các hành vi vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sử dụng chất cấm, nguyên liệu kém chất lượng, chất phụ gia, chất bảo quản ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc quá thời hạn, liều lượng cho phép trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, điểm du lịch đông người.

Được biết qua đợt kiểm tra, Quảng Ninh đã phát hiện nhiều cơ sở, cá nhân là chủ các cơ sở dịch vụ ăn uống và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn: Quảng Yên, Đông Triều, Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, Đầm Hà, Cô Tô vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Các vi phạm chủ yếu là để dụng cụ thu gom chất thải không nắp đậy; nhân viên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không mang bảo hộ theo quy định; kho bảo quản không đầy đủ giá kệ; khu vực sản xuất, chế biến có côn trùng, động vật xâm nhập; không phân loại, bảo quản riêng nguyên liệu thành phẩm hết hạn sử dụng với nguyên liệu và sản phẩm phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Thu Hường - Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội