Huyện Nậm Pồ: Nhiều chính sách giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 30% vào năm 2025 Năm 2023, Quảng Nam đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm trên 3% |
Phấn đấu đạt nhiều mục tiêu
Thời gian qua, cơ quan thường trực và các sở, ngành, địa phương tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động, tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện còn một số khó khăn, hạn chế nhất định, như: tỷ lệ giải ngân còn thấp, các địa phương chưa có sự vào cuộc quyết liệt, việc lựa chọn danh mục công trình còn manh mún, nhỏ lẻ; việc thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, công tác đào tạo nghề, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa đạt kết quả.
Việc thực hiện chương trình Giảm nghèo bền vững còn gặp nhiều khó khăn |
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%, riêng tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền núi giảm 4,5% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025; giảm 4.107 hộ cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3,24%.
Đồng thời, phấn đấu hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 20 mô hình giảm nghèo, xây dựng và phê duyệt trên 200 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Bên cạnh đó, phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập. Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững; 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về các nội dung triển khai công tác giảm nghèo năm 2023.
Kế hoạch cũng đề ra mục tiêu, phân đấu đến cuối năm 2023, 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm; tối thiểu 200 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công,…
Phấn đấu 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo xuống còn 33,9%, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống còn 33,8%,… Tối thiểu 1.450 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững,…
Tập trung bám sát các quy định, hướng dẫn
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có quyết định phân bổ hơn 194,4 tỷ đồng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2023. Trong đó, vốn ngân sách trung ương hơn 175,3 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách tỉnh hơn 19 tỷ đồng.
Để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, hoàn thành kế hoạch đề ra, ông Võ Phiên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các ban, ngành địa phương cần tập trung bám sát các quy định, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh để tiếp tục triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Quảng Ngãi phấn đấu hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 20 mô hình giảm nghèo trong năm 2023. Ảnh: PTQ |
Đặc biệt, cần chủ động rà soát, cập nhật các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và của tỉnh để khẩn trương triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần được giao chủ trì thuộc Chương trình đạt kết quả, đúng quy định của pháp luật; việc bố trí kinh phí để thực hiện các Dự án, Tiểu dự án phải có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, không dàn trải (các huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Lý Sơn chịu trách nhiệm rà soát, điều chỉnh danh mục công trình theo hướng tập trung, không dàn trải); đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao trong năm 2022 chuyển sang năm 2023 trước ngày 31/5/2023; đến ngày 31/12/2023 giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn năm 2023 được giao.
Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả theo Đề án đã được phê duyệt.
“Các chủ dự án, tiểu dự án, chủ đầu tư rà soát những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) xem xét, chỉ đạo, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền theo quy định”, ông Võ Phiên nhấn mạnh.
Về bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí đảm bảo tỷ lệ vốn đối ứng được quy định tại Nghị quyết số 10/2022 ngày 07/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành đảm bảo hiệu quả, thiết thực; trong đó, có sự phối hợp của các sở, ngành chức năng; để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động ở cơ sở.