Tìm giải pháp tối ưu để xử lý chất nạo vét từ cảng Dung Quất Thừa Thiên Huế: Phê duyệt 800 ha trên biển để nhấn chìm chất nạo vét |
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa ký quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nạo vét khu bến cảng và luồng hàng hải thuộc dự án nâng cấp Bến chuyên dùng phục vụ chung Khu kinh tế Dung Quất của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi thực hiện tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn.
Theo đó, tổng khối lượng chất nạo vét là hơn 905.000 m3. Diện tích vùng biển dự kiến nhận chìm rộng 44,99 ha nằm trong vùng 6 hải lý, cách khu vực nạo vét 11 km.
Ảnh minh họa |
Toàn bộ khối lượng vật chất nạo vét sẽ được chứa trên các sà lan và tàu hút bụng để vận chuyển đến vị trí nhận chìm ngoài biển. Hoạt động nhận chìm chất nạo vét thực hiện bằng hình thức xả đáy. Khi sà lan vào tàu hút bụng tự hành đến vị trí nhận chìm, tàu hút bụng và sà lan sẽ mở cách cửa đáy để xả chất nạo vét.
Trong quá trình vận chuyển, đơn vị giám sát thi công sẽ theo dõi phương tiện, xác định vị trí nhận chìm chất nạo vét bằng hệ thống AIS theo quy định và kiểm tra, xác định số chuyến vận chuyển, khối lượng chứa từng lần.
Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng cho phép nếu trong quá trình nạo vét, nhận chìm có đơn vị cần cát để san lấp cho các khu vực có địa hình trũng thấp và nhiễm mặn thì chủ dự án sẽ ưu tiên cung cấp cho các đơn vị này để tận dụng nguồn khoáng sản dư thừa. Tuy nhiên, trước khi cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu, chủ dự án là Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi sẽ thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý theo quy định.
Để phòng ngừa và ứng phó với sự cố tràn dầu, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu trong quá trình vận chuyển chất nạo vét đi nhận chìm phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật về giao thông thủy, tuân thủ tải trọng và vận tốc tối đa cho phép. Thiết bị thi công đảm bảo đáp ứng về ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định như: Trang bị tấm thấm dầu, phao quây dầu, bồn chứa dầu cơ động. Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị định kỳ.
Chủ dự án phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường; nhận chìm không đúng vị trí được cấp phép.
Trước đó, năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có quyết định cấp phép cho Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất (Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) nhận chìm gần 15,4 triệu m3 vật chất nạo vét từ khu vực cảng Dung Quất.