Thứ hai 23/12/2024 20:14

Quảng Nam: Hiệu quả từ chương trình khuyến công quốc gia

Thông qua nguồn hỗ trợ khuyến công quốc gia, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở tỉnh Quảng Nam có cơ hội phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp được hưởng lợi

Mới đây, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Nam đã nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia: “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ” tại Công ty TNHH MTV Advpro (phường Hòa Thuận, thành phố Tam Kỳ).

Từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến công quốc gia năm 2022, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Nam đã hỗ trợ 200 triệu đồng cho Công ty TNHH MTV Advpro mua sắm 1 máy CNC HP1 (trong tổng giá trị đầu tư 413 triệu đồng).

Việc hỗ trợ đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Máy CNC HP1 có năng suất 50 sản phẩm/ngày, được điều khiển tự động bằng máy tính, giúp giảm chi phí nhân công 10 lần so với làm thủ công. Sản phẩm làm ra có tính ổn định, đồng đều cao, ít sai sót, hỏng hóc nên tiết kiệm được nguồn nguyên vật liệu, thời gian. Với chức năng định vị phôi, gạt, hút bụi làm sạch sản phẩm nên giúp giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Việc hỗ trợ này đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ gỗ công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trườngvới giá cả phù hợp.

Tại Hợp tác xã nông nghiệp kỹ nghệ Quảng Nam (xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước), đơn vị này nhận được số vốn hỗ trợ với 300 triệu đồng từ quỹ khuyến công quốc gia để mua sắm 2 máy ép mo cau. Theo đại diện Hợp tác xã nông nghiệp kỹ nghệ Quảng Nam, sự hỗ trợ kịp thời và quý báu này đã giúp hợp tác xã giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, đặc biệt chất lượng sản phẩm, tính thẩm mỹ sản phẩm được nâng lên rõ rệt.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn

Năm 2022, nguồn kinh phí khuyến công quốc gia phân bổ cho Quảng Nam hơn 1,7 tỷ đồng, hỗ trợ cho 2 đề án: Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến thực phẩm (kinh phí 800 triệu đồng) và Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ (kinh phí 950 triệu đồng).

Theo ông Đinh Văn Phúc - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Nam, trong đại dịch Covid-19, tính riêng khu vực nông thôn, nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đã phải đặt chế độ “ngủ đông” do các nguồn lực dự trữ đang cạn kiệt, sức chống chịu ngày càng suy giảm, thậm chí lao đao, bên bờ vực đóng cửa, giải thể... Trong bối cảnh chung đó, các chương trình khuyến công đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp cận các cơ hội phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Các đề án đã góp phần tạo sự liên kết, khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đi đúng theo chủ trương phát triển của hoạt động khuyến công

Qua đánh giá của Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Nam về hiệu quả thực hiện các đề án tới các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong nhiều năm qua, các đề án được triển khai phù hợp với chiến lược phát triển của ngành, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, các đề án đã góp phần tạo sự liên kết, khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đi đúng theo chủ trương phát triển củahoạt động khuyến công.

“Nguồn vốn từ chương trình khuyến công quốc gia đã góp phần giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn xác định hướng đầu tư đúng, có hiệu quả, nâng cao được năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đủ khả năng cạnh tranh và thay thế hàng nhập ngoại”, ông Phúc cho hay.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ