Thứ tư 27/11/2024 11:57

Quảng Bình: Doanh nghiệp đề xuất đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Cam Liên

Chiều 24/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã họp xem xét chủ trương đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Cam Liên (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) của Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình, thành viên của Công ty CP BĐS Capella (Capella Land).

Theo đó, mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, kêu gọi các dự án vào đầu tư tại KCN Cam Liên, tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp ngân sách cho tỉnh Quảng Bình. Dự án có diện tích trên 453ha, tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, được chia thành 5 giai đoạn, thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày được cấp chủ trương đầu tư.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình đã giới thiệu tóm tắt về công ty và dự án. Theo lãnh đạo đơn vị này, KCN Cam Liên được quy hoạch theo hướng hiện đại, xanh, sạch, thu hút các nhà đầu tư sản xuất điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng, dệt may, các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ… tạo việc làm cho khoảng 30.000 đến 50.000 lao động, tạo ra giá trị gia tăng lớn, đóng góp thiết thực và hữu ích cho người dân địa phương.

Đường tránh Quốc lộ 1A đoạn đi qua Khu Công nghiệp Cam Liên- (Lệ Thuỷ - Quảng Bình)

Dự cuộc họp, các đại biểu là thành viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan đã cơ bản thống nhất với chủ trương đầu tư dự án, đồng thời thảo luận, phân tích kỹ thêm về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đóng góp của dự án đối với tỉnh; sự phù hợp về quy hoạch phát triển KCN trong toàn quốc và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh; về phân kỳ vốn đầu tư, đánh giá tác động môi trường, chuyển đổi các diện tích rừng, sử dụng nguồn nước, giải quyết việc làm cho người lao động, nhân lực phục vụ KCN, các vấn đề về an ninh trật tự…

Trên cơ sở ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng đánh giá cao tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Cam Liên. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình yêu cầu chủ đầu tư tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, đặc biệt là các vấn đề về lao động, nguồn nước, các lĩnh vực thu hút đầu tư trong tương lai.

Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng cũng đề nghị UBND tỉnh và các sở, ban, ngành tăng cường chỉ đạo, phối hợp, thúc đẩy dự án đi đúng quỹ đạo, lộ trình, bảo đảm các quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để trình Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư trong thời gian sớm nhất.

Thành Long

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu