Thứ sáu 29/11/2024 00:19

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thị trường (QLTT) năm 2021, Cục QLTT Lai Châu đã chủ động xây dựng các kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả…
Ngăn chặn cơ bản hoạt động buôn lậu

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) Lai Châu, năm 2020 tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động do dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Trên nội địa và khu vực biên giới, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tuy không tạo "điểm nóng" như các địa phương khác nhưng còn diễn biến khá phức tạp và ở mức độ nhỏ lẻ; phương thức thủ đoạn lợi dụng vi phạm của đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi hơn như sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, trà trộn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc với hàng thật, hàng có thương hiệu sau đó vận chuyển vào địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khu vực biên giới để tiêu thụ.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Cục QLTT tỉnh đã kịp thời chủ động tham mưu trình Tổng cục QLTT và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh ban hành các kế hoạch kiểm tra, các văn bản chỉ đạo sát sao, cụ thể.

Nhờ đó, công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên địa bàn. Cụ thể, trong năm 2020, toàn Cục đã tiến hành kiểm tra 1.040 cơ sở, xử lý 515 vụ (519 hành vi) vi phạm tăng 04% so với cùng kỳ năm 2019 (tăng 16 vụ). Trong đó vi phạm hàng cấm 8 vụ; vi phạm hàng lậu 14 vụ; vi phạm hàng giả 44 vụ; vi phạm trong lĩnh vực giá 201 vụ; vi phạm trong kinh doanh 138 vụ; vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) và chống dịch 114 vụ.

Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng hóa tịch thu và trị giá hàng hóa, tang vật tịch thu trong kỳ là 1.307,882 triệu đồng; trong đó tiền xử phạt vi phạm hành chính 927,636 triệu đồng, tiền bán hàng hóa, tang vật tịch thu 31,528, trị giá hàng hóa tịch thu trong kỳ là 348,718 triệu đồng.

Như vậy, trong năm qua, nhờ sự phối hợp giữa các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tiếp tục được tăng cường đã góp phần ngăn chặn cơ bản hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng cấm, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng...

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ

Để ứng phó với những diễn biến phức tạp của thị trường, Cục đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới như, tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ, ngành có liên quan, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lai Châu về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và tình hình thị trường để chỉ đạo các Đội QLTT chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, mặt hàng, không để xảy ra vụ việc nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, buôn bán hàng cấm, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Bên cạnh đó, các Đội QLTT theo địa bàn được phân công phụ trách, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc lá, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, trang thiết bị, vật tư y tế; xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2021, các kế hoạch kiểm tra chuyên đề.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý địa bàn, nắm thương nhân; nắm chắc việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại của thương nhân trên địa bàn quản lý, thủ đoạn, phương thức hoạt động của các đối tượng buôn lậu để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ngành thành viên thực hiện tốt Kế hoạch công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2021 đạt hiệu quả.

Lâm Hiếu
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao