Phương pháp và cách thức xây dựng Bộ chỉ số FTA Index như thế nào?

Bộ Chỉ số FTA Index thường niên được xây dựng dựa trên nguồn thông tin dữ liệu thống kê và thông tin khảo sát doanh nghiệp hàng năm.
FTA Index: Tăng cường chỉ đạo, giám sát công tác thực thi FTA tại các địa phương FTA Index: Đánh giá chính xác, khách quan các kết quả thực hiện FTA

Với mục tiêu đánh giá chính xác, khách quan và liên tục các kết quả thực hiện FTA mà Việt Nam đã ký kết và thực thi để từ đó làm cơ sở tin cậy cho việc điều chỉnh và xây dựng các chính sách hỗ trợ hợp lý, đồng thời giúp cho người dân nâng cao nhận thức và các doanh nghiệp có sự chuẩn bị đầy đủ, để từ đó tận dụng tốt thời cơ và các cơ hội mà các hiệp định FTA thế hệ mới mang lại, Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do hàng năm của các địa phương (FTA Index).

Việc xây dựng chỉ số này được triển khai theo Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, trong đó giao Bộ Công Thương thực hiện Đề án xây dựng Bộ chỉ số FTA Index.

Phương pháp và cách thức xây dựng Bộ chỉ số FTA Index như thế nào?
Việc xây dựng FTA Index sẽ được thực hiện bởi Bộ Công Thương. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Theo đó, Bộ Chỉ số FTA Index thường niên sẽ được xây dựng dựa trên nguồn thông tin dữ liệu thống kê và thông tin khảo sát doanh nghiệp hàng năm. Việc thu thập thông tin từ 63 tỉnh thành phố có khối lượng lớn cần nhiều thời gian và nguồn lực để triển khai. Do vậy, từ việc triển khai thí điểm năm 2021, khảo sát FTA Index sẽ cần thời gian tối thiểu 6 tháng để triển khai thu thập dữ liệu phục vụ xây dựng bộ chỉ số.

Về phương pháp luận và cách thức xây dựng FTA Index, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết cụ thể sau:

Phương pháp luận xây dựng FTA Index: Tập trung lượng hóa các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá gắn với Kế hoạch thực thi các FTA mà Chính phủ đã ban hành, từ đó đưa ra các đánh giá về mức độ thực thi các FTA của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc trung ương, trong đó xem xét cả các yếu tố khách quan và chủ quan tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để loại bỏ các thông tin thiếu chính xác thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

Phương pháp thực hiện: Việc xây dựng FTA Index sẽ được thực hiện bởi Bộ Công Thương thông qua các hoạt động: Khảo sát và thu thập dữ liệu sơ cấp doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong nước, doanh nghiệp tại khu vực kinh tế Nhà nước tại địa phương; thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn thông tin đáng tin cậy từ trong và ngoài nước; phân tích, xây dựng và kiểm định mô hình tính toán Bộ chỉ số; đánh giá và đưa ra giải pháp thúc đẩy việc thực thi các FTA tại từng địa phương thông qua Bộ chỉ số của địa phương đó; ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, xử lý dữ liệu, đặc biệt trực tuyến.

Mục tiêu của phương pháp thực hiện: Tập trung nhận diện hiện trạng tiếp cận thông tin, mức độ thụ hưởng các chương trình hỗ trợ tận dụng cơ hội từ các FTA, cũng như thu thập thông tin về các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Kết quả khảo sát sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực thi các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA, từ đó góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn các FTA trong thời gian tới. Khảo sát cũng thử nghiệm thu thập dữ liệu cho việc xây dựng FTA Index tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam (Chỉ số Hội nhập FTA), nhằm cung cấp một bộ công cụ để theo dõi và thúc đẩy chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam nâng cao hiệu quả các chương trình hội nhập FTA.

Cách thức chọn mẫu: Điều tra tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa trên danh sách doanh nghiệp có phát sinh hoạt động thuế tại mỗi tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Việc chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể doanh nghiệp tại mỗi địa phương. Theo đó, danh sách tổng thể doanh nghiệp tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tổng hợp và phân nhóm theo loại hình pháp lý (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần), ngành nghề sản xuất kinh doanh chính (công nghiệp, xây dựng, thương mại/dịch vụ, nông/lâm/ngư nghiệp) và số năm hoạt động của doanh nghiệp (dưới 5 năm, từ 5-15 năm, trên 15 năm). Phần mềm máy tính sẽ tự động lựa chọn ngẫu nhiên các doanh nghiệp nằm trong diện khảo sát theo tỷ lệ của từng nhóm nói trên tại từng địa phương.

Cách thức điều tra: Từ danh sách chọn mẫu, nhóm nghiên cứu xác minh địa chỉ và số điện thoại, sau đó tiến hành gửi phiếu khảo sát tới các doanh nghiệp. Để cải thiện tỷ lệ phản hồi, nhóm nghiên cứu triển khai tập huấn kỹ lưỡng cho các liên lạc viên về nội dung khảo sát và kỹ năng liên lạc với doanh nghiệp. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu chú ý tới việc thiết kế bộ phiếu khảo sát chuyên nghiệp, cung cấp bản mềm phiếu khảo sát đồng thời với việc in ấn bộ phiếu khảo sát và gửi tới doanh nghiệp với thư mời khảo sát cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu khảo sát cũng như cơ quan thực hiện để củng cố mức độ tin cậy đối với các doanh nghiệp.

Nội dung khảo sát: Phiếu khảo sát bao gồm các nội dung chính: Tiếp cận thông tin về các FTA; thực hiện quy định pháp luật (đánh giá các vướng mắc trong quá trình tuân thủ pháp luật thực hiện các FTA); việc triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội của các FTA (đánh giá của doanh nghiệp về một số chương trình hỗ trợ tận dụng cơ hội của các FTA); thực hiện các cam kết về phát triển bền vững.

Việc nghiên cứu triển khai xây dựng Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực thi các FTA (FTA Index) của các địa phương đã được Bộ Công Thương đề xuất tại Báo cáo kết quả triển khai Hiệp định CPTPP của các Bộ, ngành và địa phương năm 2019 tại công văn 696/BCT-ĐB ngày 05 tháng 2 năm 2020. Trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai tại Công văn số 1153/VPCP-QHQT ngày 15 tháng 2 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương “Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện Hiệp định CPTPP hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương để nâng cao hiệu quả trong việc thực thi Hiệp định”.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xem thêm