Thứ tư 27/11/2024 06:51

Phú Yên: Nâng cao hiệu quả công tác an toàn lao động tại các khu công nghiệp

Với 3 khu công nghiệp, thu hút 65 doanh nghiệp đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Vì vậy, công tác quản lý, tuyên truyền nâng cao ý thức của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn vệ sinh lao động luôn được các cấp, ngành của tỉnh Phú Yên quan tâm thực hiện và đã cho những chuyển biến tích cực.

Chủ động phòng ngừa tai nạn lao động

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 3 khu công nghiệp với 65 doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, ngành chế biến gỗ, chế biến thủy sản có số người lao động chiếm tỉ lệ cao nhất. Và đây cũng là những ngành nghề có nguy cơ cao về mất an toàn vệ sinh lao động, có khả năng phát sinh các yếu tố gây tai nạn lao động trực tiếp hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác an toàn lao động tại các khu công nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Đại diện Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên cho biết, thời gian qua, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý về an toàn lao động, hệ thống văn bản pháp luật liên quan từ cấp trung ương đến địa phương liên tục được hoàn thiện. Cùng đó, các hoạt động thông tin, truyền thông, việc áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc bằng công nghệ mới, hệ thống quản lý tiên tiến, cũng như việc chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người lao động ngày càng được quan tâm thực hiện, góp phần kiềm chế tai nạn, bệnh tật liên quan đến cả người sử dụng lao động và người lao động. Cũng qua đó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, về công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

Điển hình, bà Đàm Thị Khuyên - Chủ tịch Công đoàn công ty TNHH Mosc Việt Nam (tại KCN Hòa Hiệp) - cho biết, hiện đơn vị có trên 100 công nhân, trong đó nhiều công nhân phải làm các công việc nặng nhọc, tại một số khu vực sản xuất. Để hạn chế rủi ro, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động, hàng năm, công ty đều lập và thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, trong đó, ưu tiên nguồn lực để đầu tư trang thiết bị hiện đại, cấp phát phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với công việc cho người lao động.

Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên tiến hành đo kiểm tra môi trường làm việc định kỳ để có phương án giải quyết kịp thời khi môi trường làm việc không bảo đảm. Việc kiểm định máy móc, thiết bị cũng được thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt là hệ thống báo cháy được lắp đặt tại tất cả các xưởng sản xuất, các điều kiện chữa cháy luôn sẵn sàng khi có tình huống xảy ra.

Với Công ty TNHH Hào Hưng (KCN Đông Bắc Sông Cầu), cùng với bảo đảm sức khỏe cho NLĐ, việc cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ luôn được công ty xác định là nhiệm vụ hàng đầu.

Cụ thể hơn, đại diện công ty này cho biết thêm, xác định cải thiện môi trường làm việc vừa là trách nhiệm đối với người lao động, vừa bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, ngay từ khi bước vào xây dựng đến khi đi vào sản xuất, công ty đã thành lập tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của công nhân.

Công ty cũng quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn vệ sinh lao động, xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại các xưởng sản xuất; xây dựng đầy đủ các quy trình vận hành, làm việc an toàn và được áp dụng riêng đối với mỗi khu vực làm việc. Cùng với đó, công ty thực hiện treo biển báo nguy hiểm, bảng nội quy, hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động tại mỗi bộ phận để luôn nhắc nhở người lao động chủ động thực hiện, hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các khu công nghiệp, tuy nhiên theo đại diện Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Phú Yên, công tác an toàn vệ sinh lao động vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định. Theo đó, một số doanh nghiệp, dù đã có gắng song vẫn chưa đáp ứng được các quy định của pháp luật hiện hành cũng như các yêu cầu từ thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, không ít chủ doanh nghiệp chưa thực sự dành sự quan tâm tìm hiểu và thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, do đó, công tác tập huấn, trang bị kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường chưa thường xuyên và hiệu quả.

Để khắc phục những hạn chế nói trên, trong thời gian tới, ngành Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục để đẩy mạnh công tác an toàn vệ sinh lao động trong các khu công nghiệp, trong đó, tập trung vào một số giải pháp cấp bách, như: chú trọng tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về an toàn lao động cho cả cán bộ các cơ quan quản lý chuyên ngành, người sử dụng lao động và người lao động nắm vững các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động.

Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động thông qua các hoạt động thiết thực. Kêu gọi tất cả mọi người, trước hết là bản thân người lao động ý thức về quyền và nghĩa vụ của mình, các doanh nghiệp và người sử dụng lao động ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật; yêu cầu người sử dụng lao động tôn trọng, chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật về người sử dụng lao động, thực hiện quyền của người lao động.

Với giải pháp chi tiết tại các khu công nghiệp, đại diện Công đoàn khu kinh tế Phú Yên, cho biết, công đoàn sẽ tiếp tục xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra đôn đốc, thường xuyên nhắc nhở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn thực hiện công tác người sử dụng lao động. Đồng thời đổi mới, đa dạng hóa hoạt động thông tin, tuyên truyền để người lao động cũng như người sử dụng lao động nâng cao nhận thức về chế độ, chính sách, kiến thức, kinh nghiệm hoạt động ở lĩnh vực người sử dụng lao động; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách về người sử dụng lao động; điều tra, xử lý tai nạn lao động theo đúng quy định của pháp luật; phát động phong trào thi đua “xanh, sạch, đẹp, bảo đảm người sử dụng lao động”, các phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn nơi làm việc.

Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Phú Yên

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động