Thứ hai 23/12/2024 15:21

Phú Thọ: Triển khai hiệu quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ thực hiện hiệu quả công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu ngân sách tăng khoảng 70% so với tổng giá khởi điểm ban đầu.

Thời gian qua, công tác tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã được tỉnh Phú Thọ thực hiện bảo đảm thời gian, đúng trình tự, thủ tục, quy định hiện hành.

Xác định vai trò quan trọng của công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo ngành chuyên môn, địa phương triển khai có hiệu quả. Cụ thể, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số 2421/KH-UBND ngày 16/6/2021 về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Phú Thọ; phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại 37 khu vực, trong đó 34 khu vực đã thực hiện đấu giá. Tổng số tiền thu về cho ngân sách nhà nước qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản (tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) đạt 960 tỷ đồng.

Quá trình thực hiện công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thực hiện hiệu quả, lựa chọn được doanh nghiệp đủ năng lực để cấp quyền khai thác. Việc cấp phép quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá quyền khai thác đã lựa chọn được những tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia vào hoạt động khai thác khoáng sản, có cam kết chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm, đầu tư công nghệ khai thác thân thiện môi trường. Thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản, các tổ chức, cá nhân có cơ hội tham gia cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực khoáng sản. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước xác định được năng lực để lựa chọn đơn vị, tổ chức phù hợp với các điều kiện, tiêu chí giúp hoạt động khoáng sản diễn ra hiệu quả, bền vững.

Tỉnh Phú Thọ đã và đang triển khai hiệu quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Đạt được kết quả trên, với vai trò là cơ quan được giao chủ trì tổ chức đấu giá, hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh Phú Thọ về công tác đấu giá quyền khai thác các mỏ khoáng sản, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.

Ông Nguyễn Khắc Định - Trưởng phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ cho biết: Sở phối hợp với các sở, ngành liên quan xác định diện tích, trữ lượng khu vực có khoáng sản sẽ thực hiện đấu giá; xây dựng tiêu chí lựa chọn tổ chức tham gia đấu giá, xác định giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt trước. Thực hiện đăng tải công khai, rộng rãi thông tin đấu giá quyền khai thác các mỏ khoáng sản; lập hồ sơ mời đấu giá trên trên website, cổng thông tin của tỉnh, phương tiện thông tin đại chúng. Theo kế hoạch phê duyệt, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đấu giá thành công 32 mỏ khoáng sản. Thu ngân sách từ tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) tăng khoảng 70% so với tổng giá khởi điểm ban đầu.

Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn và từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các ngành, cấp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các thủ tục hành chính; triển khai, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục đấu giá quyền khai thác, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá, bảo đảm tính công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, tỉnh Phú thọ cũng chỉ đạo các ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đạt hiệu quả. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản các cấp; đẩy mạnh tuyên truyền đến các cấp chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư quy định của Luật Khoáng sản, trong đó chú trọng phổ biến thông tin đến các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động khoáng sản để họ nắm bắt kịp thời các quy định mới, đặc biệt là công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Về phía các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, cần nâng cao nhận thức thực hiện các nghĩa vụ tài chính, môi trường với Nhà nước, cộng đồng dân cư nơi diễn ra hoạt động khai thác theo quy định của pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương; liên kết, phối hợp chặt chẽ, tạo sự đồng thuận giữa các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, hiệu quả...

Hiện trên toàn tỉnh Phú Thọ có 45 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản dưới lòng sông còn hiệu lực. Quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đều lắp đặt hệ thống bảng, biển thông báo khu vực khai thác khoáng sản dưới lòng sông, số lượng phương tiện đăng ký khai thác, cắm mốc giới trên bờ và thả phao tiêu đầy đủ.

Cho đến thời điểm này, Phú Thọ được xem là đơn vị đầu tiên trong cả nước áp dụng công nghệ số trong quản lý các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh. Bởi vậy, các hoạt động của những doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã được giám sát chặt chẽ và các thông tin cũng được hiển thị một cách chi tiết….

Ngọc Tiến
Bài viết cùng chủ đề: khai thác khoáng sản

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo