Thứ sáu 22/11/2024 01:00

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Israel và Ai Cập: Dấu mốc mới cho Hiệp định VIFTA

Chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mang đến ý nghĩa biểu trưng rất lớn đối với dấu mốc ký kết Hiệp định thương mại tự Việt Nam - Israel (VIFTA).

Trên chặng đường 30 năm qua (12/7/1993 - 12/7/2023), quan hệ giữa Việt Nam và Israel đã trải qua những mốc phát triển quan trọng, các hoạt động trao đổi đoàn các cấp giữa hai bên đã được triển khai sôi động và tích cực từ 1996 đến nay, đồng thời hai bên cũng ký kết nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau.

Về kinh tế, Israel hiện đứng thứ 3 trong danh sách thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực Tây Á và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng 11 lần từ mức 200 triệu USD năm 2012 lên 2,2 tỷ USD năm 2022.

Trong năm 2022, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Israel có những động lực phát triển mới khi Tập đoàn CT Group khai trương Văn phòng đại diện tại Tel Aviv để kết nối, thúc đẩy hợp tác với thị trường đổi mới sáng tạo và công nghệ cao của Israel. Tập đoàn Vingroup cũng đầu tư khoảng 40 triệu USD vào phát triển pin sạc nhanh cho xe ô tô điện và công nghệ ô tô tự lái cũng như chính thức chỉ định đại lý phân phối xe ô tô VinFast tại thị trường Israel.

Tuyên bố về việc kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Israel (VIFTA) ngày 2/4

Các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, nông nghiệp thông minh, giao lưu nhân dân cũng diễn ra hết sức sôi động, góp phần tích cực vào việc củng cố, phát triển trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Israel, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, mang tới cơ hội học tập và tăng tần suất đi lại du lịch cho nhân dân hai nước.

Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung cho biết, năm 2023 có ý nghĩa trọng đại với việc Việt Nam và Israel đã chính thức kết thúc đàm phán và ký kết VIFTA – Hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam với khu vực Trung Đông đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

"Đây là một dấu mốc quan trọng góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo đột phá cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới. Đây cũng điều kiện để hai bên gia tăng kim ngạch thương mại song phương trong năm 2023 lên khoảng 10-15% và hướng tới mục tiêu 3 tỉ USD trong thời gian tiếp theo" - Đại sứ Lý Đức Trung nhấn mạnh và cho rằng, về kinh tế, mặc dù dung lượng thị trường khiêm tốn, với quy mô dân số xấp xỉ 10 triệu người nhưng hoạt động kinh tế và ngoại thương của Israel khá phát triển. Năm 2022, thu nhập đầu người đạt xấp xỉ 55.000 USD; kim ngạch ngoại thương đạt 173 tỷ USD.

Ông Lý Đức Trung cho rằng, với vòng quay tiêu dùng ở thị trường Israel nhanh, thể hiện ở trị giá nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh hàng năm, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể tranh thủ khai thác cơ hội xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao sang thị trường Israel, nhất là sau khi VIFTA được chính thức ký kết sẽ mở cửa thị trường và giảm thuế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

"Với những lợi thế có thể bổ sung cho nhau, quan hệ Israel và Việt Nam có nhiều tiềm năng để nâng cao hiệu quả hợp tác trong tương lai. Cần khẳng định lại cơ sở về cơ cấu kinh tế hai nước mang tính bổ trợ lẫn nhau một cách tích cực, hàng hóa không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung cho nhau giúp cả hai bên đều có thể thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh sang thị trường của nhau" - Đại sứ nhấn mạnh.

Trước đó, kể từ tháng 9/2022, Israel đã "hạ chuẩn" bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn Liên minh châu Âu (EU) về an toàn thực phẩm, loại bỏ hầu hết các qui định tiêu chuẩn riêng của Israel vốn khắt khe hơn tiêu chuẩn EU đối với hàng hóa tiêu dùng. Trong khi đó, từ năm 2020, hàng hóa của Việt Nam vào EU đã đáp ứng các tiêu chuẩn của khối theo hiệu lực của Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Vì vậy, hàng hóa của Việt Nam đã vào EU sẽ có nhiều thuận lợi tại Israel khi VIFTA có hiệu lực.

Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung cho biết, việc VIFTA chính thức được ký kết và có hiệu lực trong thời gian tới được kỳ vọng tạo ra những động lực mới thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch và các lĩnh vực khác qua đó đưa quan hệ hợp tác song phương bước sang một giai đoạn mới với phạm vi và quy mô rộng lớn hơn cũng như hiệu quả hơn và cả thực chất hơn, đáp ứng kỳ vọng của lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Từ ngày 23 đến ngày 27/7/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam thăm chính thức Nhà nước Israel và Cộng hoà Arab Ai Cập nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và hai nước.

Trước thềm chuyến thăm chính thức Israel của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Đại sứ Việt Nam tại Israel Lý Đức Trung cho biết, chuyến thăm diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Israel (12/7/1993-12/7/2023), là điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm quan hệ song phương trong xuyên suốt năm 2023. Đặc biệt, lần đầu tiên sau 8 năm đoàn cấp cao của Việt Nam do một Phó Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu sẽ sang thăm chính thức Israel.

Đại sứ Việt Nam tại Israel nhận định, chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng mang đến những ý nghĩa biểu trưng rất lớn đối với dấu mốc ký kết Hiệp định thương mại tự Việt Nam - Israel (VIFTA) sau 12 vòng đàm phán kéo dài suốt 7 năm.

Hơn nữa, trong bối cảnh việc trao đổi đoàn giữa hai bên chưa thực sự hồi phục so với giai đoạn trước dịch Covid-19, chuyến thăm cấp cao đến Israel do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu sẽ mở ra những cơ hội mới và tạo những động lực mới để người dân, doanh nghiệp, địa phương hai nước tiếp tục kết nối, giao thương, trao đổi và chia sẻ, từ đó giúp quan hệ song phương ngày càng gắn kết hơn - Đại sứ Lý Đức Trung nhấn mạnh.

Trong chương trình làm việc nhân chuyến thăm chính thức Israel, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ cùng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ chứng kiến lễ ký kết VIFTA giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel. Với sự chứng kiến trực tiếp của lãnh đạo chính phủ hai nước, Hiệp định này có vai trò rất lớn trong triển khai chính sách về phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế của cả hai quốc gia.

Dự kiến sau chuyến thăm của Phó Thủ tướng, trong tháng 8, đoàn Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel sẽ sang Việt Nam để đồng tổ chức Kỳ họp lần thứ 3 của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ và các lĩnh vực khác. Đây là kỳ họp được nối lại sau 6 năm tạm thời ngắt quãng. Theo đó, các kết quả trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng sẽ giúp thiết lập nền tảng tốt cho việc triển khai hoạt động hợp tác cụ thể trong kỳ họp lần thứ 3 này, tạo bước phát triển mới trong quan hệ toàn diện giữa hai nước.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Quan hệ ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày