Thứ ba 13/05/2025 22:41

Phát triển nguồn nhân lực: Tăng khả năng tiếp cận thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi hạn chế nên việc nắm bắt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời

Phát triển 2 lực lượng nòng cột

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thời gian qua, để đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tiếp cận các thông tin chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bên cạnh việc thông tin thông qua ấn phẩm báo in, báo nói, báo hình từ Trung ương đến địa phương Bộ đã chú trọng pháp triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung phát triển 2 lực lượng nòng cốt hỗ trợ người dân tiếp cận công nghệ số.

Thứ nhất, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh triển khai thí điểm thiết lập mạng lưới Tổ Công nghệ số cộng đồng, hướng tới mỗi thôn, bản có một Tổ Công nghệ số cộng đồng. Đến nay, 62/63 địa phương đã triển khai 61.633 Tổ Công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với 284.030 thành viên tham gia; trong đó có 9.060 Tổ Công nghệ số cộng đồng với khoảng 72.365 thành viên tham gia thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lễ ký Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2026

Bộ cũng tổ chức bồi dưỡng, tập huấn phát triển kỹ năng số cho lực lượng Tổ Công nghệ số cộng đồng và thông qua hoạt động của các Tổ này để hướng dẫn trực tiếp người dân sử dụng các dịch vụ số trên các nền tảng số cho người dân.

“Đến đầu tháng 10/2022, Tổ Công nghệ số cộng đồng tại 59/63 tỉnh đã được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số qua 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng số” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.

Thứ hai, Bộ Thông tin và Truyền thông đã bồi dưỡng kỹ năng cho lực lượng cán bộ, công chức, lãnh đạo tại các xã/phường/thị trấn để lực lượng này cùng Tổ Công nghệ số cộng đồng sẽ là 2 lực lượng nòng cốt hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng cho người dân.

Đến tháng 9/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các địa phương tổ chức bồi dưỡng về chuyển đổi số cho 29.258 cán bộ, công chức lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trên toàn quốc thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng số; trong đó có gần 14.353 cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn của đồng bào dân tộc thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng số.

“Đây là 2 lực lượng quan trọng ở cơ sở “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân” kỹ năng số và sử dụng các nền tảng số” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi bằng nhiều hình thức

Dù việc tiếp cận thông tin và việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thời gian qua đã đạt được các kết quả nhất định, tuy nhiên người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thừa nhận, trình độ, nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn hạn chế nên việc nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời.

Hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại Thanh Hóa (Ảnh truyenhinhthanhhoa.vn)

Lý giải những nguyên nhân của hạn chế trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, vì nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về việc học tập của con em vẫn còn hạn chế, chưa quan tâm tạo điều kiện để con em đi học. Bên cạnh đó, các làng, bản có dân tộc thiểu số cư trú đều xa trung tâm xã và trung tâm huyện nên một số học sinh chưa khắc phục được khó khăn khi xa nhà đi học nên đã bỏ học.

Để việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ngày một tốt hơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng như: Sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số trên hệ thống truyền thanh cấp huyện và cấp xã; tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về các thông tin thiết yếu ở các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi sinh sống.

Đồng thời, tiếp tục thiết lập mạng lưới Tổ Công nghệ số cộng đồng và thúc đẩy hoạt động hiệu quả mạng lưới này trên phạm vi toàn quốc để hỗ trợ tốt hơn cho các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Công đoàn Công Thương lan tỏa giá trị nhân văn vì người lao động

Hà Nội: Cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Hà Nội công bố tỷ lệ 'chọi' vào lớp 10 công lập

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội - JICA: Thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong bối cảnh mới

Để kỳ nghỉ hè thành hành trình trưởng thành của trẻ

Ấm áp 'Bữa cơm công đoàn' kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương

Lai Châu: Lực lượng công an xung kích “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Cổng 57 - cầu nối đưa giải pháp chuyển đổi số vào thực tiễn

Giải phóng Hải Phòng qua ký ức Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm

Công đoàn Công Thương gieo mầm hạnh phúc trong Tháng Công nhân

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Hải Phòng vươn mình: Từ tiên đoán của Bác Hồ đến ghi nhận của Tổng Bí thư

Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Thời tiết hôm nay 13/5: Bắc Trung Bộ ngày nắng đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 13/5/2025: Biển Đông gió giật cấp 7

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới