Thứ tư 18/12/2024 20:23

Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Chiều 5/4 tại Hà Nội diễn ra Hội thảo tham vấn ý kiến cộng đồng về tác động kinh tế-xã hội và môi trường đối với “Dự án phương tiện điện thông minh Selex”.

Hội thảo do Công ty PoA Carbon phối hợp với Công ty CP Phương tiện điện thông minh Selex tổ chức trong khuôn khổ “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Hiện biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức lớn, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của con người, từ thu nhập, sức khỏe đến chính trị an ninh và môi trường. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và đang trong quá trình nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại hội thảo tham vấn, ông Nguyễn Tiến Hải- Giám đốc Điều hành Công ty PoA Carbon: Tại hội nghị COP26, Việt Nam là một trong các quốc gia đã tuyên bố mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. So với báo cáo đóng góp quốc gia tự quyết định 2020 (NDC 2020), NDC cập nhật 2022 (NDC 2022) Việt Nam đã tăng mức đóng góp giảm phát thải không điều kiện đến năm 2030 từ 9% lên 15,8% và đóng góp có điều kiện từ 27% lên 43,5%. Trong đó, ngành giao thông vận tải cần phải giảm khoảng 19,3 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030 so với kịch bản thông thường, bằng cách áp dụng các biện pháp như: Chuyển đổi phương thức vận tải, sử dụng nhiên liệu xanh, sử dụng phương tiện giao thông điện…

Ông Nguyễn Tiến Hải phát biểu tại hội thảo

Theo ông Nguyễn Tiến Hải, để thực hiện được các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, cần có nhiều sự hỗ trợ về mặt công nghệ cũng như tài chính. Do vậy, các cơ chế hỗ trợ như Điều 6 của thỏa thuận Paris, các cơ chế tín chỉ các-bon tự nguyện có thể mang tới nguồn tài chính bổ sung, giúp các dự án khả thi hơn, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, đóng góp cho các cam kết khí hậu.

Để tận dụng được các cơ hội này, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP và Công ty CP Phương tiện điện thông minh Selex đang kết hợp thực hiện dự án phát triển tín chỉ các-bon cho dự án xe máy điện theo cơ chế Tiêu chuẩn vàng cho các mục tiêu toàn cầu (GS4GG), hướng tới việc giảm phát thải, trao đổi theo cơ chế Điều 6.2 của thỏa thuận Paris.

Hội thảo nhằm thu nhận ý kiến của cộng đồng cùng các bên liên quan về các tác động của dự án đến các khía cạnh kinh tế-xã hội và môi trường.

Buổi tham vấn ngày hôm nay tập hợp các bên liên quan với mục đích giới thiệu dự án và tham vấn ý kiến của cộng đồng về các tác động của dự án đến các khía cạnh kinh tế-xã hội và môi trường.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Đào Xuân Lai - Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Môi trường, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết: Ngành giao thông vận tải ở Việt Nam đóng vai trò rất lớn trong mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam theo NDC 2022 cũng như thực hiện tuyên bố của Chính phủ Việt Nam tại COP 26 đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Chúng tôi đã triển khai dự án giao thông xanh, xe điện tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên để khuyến khích doanh nghiệp phát triển, chúng ta cần nhiều nguồn lực khác nhau nhất là Việt Nam đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon tự nguyện vận hành thí điểm vào năm 2025 và chính thức vào năm 2028”- ông Đào Xuân Lai cho hay.

Đại diện của UNDP cũng cho biết, đây là dự án thí điểm về tín chỉ carbon từ hoạt động xe điện hai bánh tại Việt Nam mà UNDP đang hỗ trợ Selex Motor, một công ty xe máy điện của Việt Nam, xây dựng thí điểm một dự án tín chỉ carbon dựa trên phương tiện xe máy điện được sản xuất bởi công ty và vận hành tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là dự án tín chỉ carbon đầu tiên cho xe điện hai bánh trên thế giới theo Tiêu chuẩn vàng.

Hiện Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang sử dụng điện và năng lượng xanh, đến năm 2050, Việt Nam hướng tới 100% phương tiện giao thông đường bộ dùng điện và năng lượng xanh.

Ông Đào Xuân Lai cho biết, lấy ý kiến tham vấn cộng đồng là một trong những yêu cầu của cơ chế Tiêu chuẩn vàng

Theo ông Đào Xuân Lai, tại Việt Nam, xe máy vẫn đang là phương tiện đi lại chính của người dân, chiến khoảng 90% tổng phương tiện giao thông cá nhân cả nước và 87% tại Hà Nội và 83,95% tại TP. Hồ Chí Minh. Nên việc thúc đẩy chuyển đổi loại hình phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy cũng sẽ đóng vai trong quan trọng. Do đó, tiềm năng chuyển đổi sang phương tiện điện từ loại hình này rất lớn, đồng nghĩa với tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các dự án tín chỉ carbon đối với hoạt động này.

Sau quá trình đánh lựa chọn các phương luận để phát triển dự án, Tiêu chuẩn vàng đã được lựa chọn áp dụng cho dự án. Do đó, hoạt động tham vấn lấy ý kiến từ cộng đồng là một trong những yêu cầu của cơ chế Tiêu chuẩn vàng nhằm tham vấn các bên liên quan về các tác động môi trường, xã hội và các tác động khác của dự án tín chỉ carbon đối với cộng đồng, đảm bảo tính bền vững của dự án”- ông Đào Xuân Lai nhấn mạnh.

Ông Đào Xuân Lai khẳng định: Báo cáo kết quả tham vấn và các tài liệu có liên quan khác của dự án sẽ được đệ trình lên cơ chế Tiêu chuẩn vàng để được thẩm định và hoàn thiện các thủ tục đăng ký dự án.

Theo bà Phạm Thùy Trang, Công ty CP Phương tiện điện thông minh Selex: Thành công của dự án chỉ có thể đạt được thông qua sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng. Chúng tôi hy vọng, thông qua sự hợp tác và trao đổi ý kiến, các bên sẽ có được những ý tưởng sáng tạo và những giải pháp xanh bền vững, giúp dự án này đạt được mục tiêu và tạo ra lợi ích đáng kể cho xã hội và môi trường.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao thông vận tải

Tin cùng chuyên mục

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 11 tháng đạt gần 161.000 xe

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Công bố chương trình khoa học và công nghệ Net Zero: Kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Khấu hao pin xe điện: Vấn đề lớn nhưng có hy vọng từ nghiên cứu mới

VinFast đạt kỷ lục bàn giao hơn 16.000 ô tô điện trong tháng 11/2024

Tiêu thụ ô tô tháng 11 đạt đỉnh với hơn 44.000 xe bán ra

Tọa đàm: Đổi mới, nâng cao hiệu quả khoa học công nghệ ngành Công Thương trong kỷ nguyên mới

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 11/2024 cao kỷ lục

Hyundai Santa Fe và Hyundai Accent được vinh danh tại Car Award 2024 của VnExpress

Lý do hai mẫu xe điện Lexus mới nhất lùi giờ 'lên kệ'

Nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện cho các ứng dụng quan trọng