Thứ sáu 22/11/2024 23:22

Phát triển điện hạt nhân: Kinh nghiệm từ Pháp

Pháp là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển điện hạt nhân (ĐHN) với khoảng 75% sản lượng điện được sản xuất từ ĐHN. Những kinh nghiệm của Pháp trong vấn đề này thực sự hữu ích cho các nước đang phát triển ĐHN, trong đó có Việt Nam.
Một trong những nhà máy điện hạt nhân của Pháp

Tạo lòng tin nơi công chúng

Hơn 50 năm hình thành và phát triển, đến nay Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) đang quản lý 58 nhà máy ĐHN trên toàn nước Pháp. Theo thống kê của Ủy ban Chiến lược hạt nhân Pháp (CSFN), tính đến thời điểm hiện tại, Pháp có hơn 2.500 doanh nghiệp với khoảng 220.000 nhân viên đang hoạt động trong lĩnh vực này. Để duy trì sự ổn định của các nhà máy ĐHN, các nhà chức trách Pháp đã làm việc rất chăm chỉ để công dân của họ thấy rõ những lợi ích của năng lượng hạt nhân cũng như rủi ro mà nó có thể mang đến. Các cuộc thăm dò được thực hiện trong nhiều năm đã cho thấy, phần đông công chúng Pháp ủng hộ ĐHN.

Theo EDF, điểm quan trọng để tạo niềm tin nơi công chúng khi xây dựng các nhà máy ĐHN tại Pháp đó là thông qua những cuộc thảo luận công khai và những cuộc trưng cầu ý kiến rộng rãi, đảm bảo các tiêu chí: Dân chủ, công khai và minh bạch. Theo đó, quá trình thảo luận của công chúng được diễn tra trên phạm vi toàn quốc, kéo dài từ 13 tới 15 tháng, đủ thời gian để các bên nhận được những thông tin đa chiều quan trọng. Bên cạnh đó, các nhà máy ĐHN ở Pháp luôn có người phụ trách truyền thông thường trực, sẵn sàng tiếp đón người dân đến tìm hiểu và giải đáp ngay tất cả mọi câu hỏi mà công chúng đặt ra về an toàn hạt nhân.

Trong quá trình vận hành nhà máy ĐHN, Pháp cũng tiến hành hàng loạt cuộc kiểm tra về mức độ an toàn, cũng như để kéo dài tuổi thọ vận hành của các nhà máy. Hiện tại, EDF đang xây dựng một chương trình cải tạo, sữa chữa lớn đối với các công trình 1.300 MW. Chương trình với tổng vốn đầu tư 50 tỷ Euro, thực hiện trong vòng 10 năm tới.

Đi đầu trong xử lý chất thải hạt nhân

Trong khi việc xử lý chất thải hạt nhân là áp lực với nhiều quốc gia, Pháp lại là quốc gia thành công trong vấn đề này dù khối lượng chất thải hạt nhân tại đây rất lớn. Trong vòng 40 năm qua, các lò phản ứng của Pháp đã cho ra hơn 1 triệu m³ chất thải hạt nhân và ước đến năm 2020, con số này sẽ lên đến 2 triệu m3.

Ông Gerard Kottmann - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu công nghiệp trong ngành Hạt nhân Pháp (AIFEN) cho biết, tại nước Pháp, luật pháp không cho phép vận chuyển chất thải hạt nhân ra nước ngoài, cũng như không cho phép lưu trữ chất thải hạt nhân từ các nước khác chuyển đến. Viện Quản lý chất thải hạt nhân là một cơ quan nhà nước của Pháp được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các biện pháp quản lý các chất thải hạt nhân tạo ra bên trong nước Pháp.

Tiến sĩ Vũ Minh Ngọc - Viện Quản lý chất thải hạt nhân của Pháp - cho hay, tại Pháp có những dự án trị giá tới 40 tỷ Euro để lưu trữ chất thải hạt nhân sâu trong lòng đất mà Chính phủ Pháp đã đầu tư. Chính phủ Pháp quy định, các công trình chứa chất thải hạt nhân phải gồm 3 lớp bảo vệ gồm lớp bảo vệ các kiện chứa chất thải, lớp bảo vệ công trình, lớp bảo vệ môi trường.

Tại Pháp, việc phân loại chất thải hạt nhân dựa trên hai yếu tố: Hoạt tính và chu kỳ bán bã. Trong hoạt tính lại gồm: Hoạt tính thấp, hoạt tính trung bình và hoạt tính cao. Tùy loại chất thải hạt nhân mà người ta có biện pháp quản lý khác nhau. Chẳng hạn, đối với chất thải hoạt tính thấp, thời gian sống ngắn, người Pháp có thể quản lý, lưu trữ, tái chế ngay trên mặt đất trong các trung tâm của Viện Quản lý chất thải hạt nhân.

Pháp là quốc gia có rất ít nguồn năng lượng tự nhiên như than, dầu mỏ… Do đó, ĐHN là nguồn năng lượng thống trị dài hạn trong cơ cấu năng lượng của Pháp.
Long Nguyễn
Bài viết cùng chủ đề: Điện hạt nhân

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế