Thứ bảy 23/11/2024 23:41
Phát triển cụm công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - những vấn đề đặt ra

Phát triển cụm công nghiệp: Bài 4 -Để hệ thống chính sách, pháp luật thực sự là đòn bẩy

Cục Công Thương địa phương với vai trò đầu mối quản lý cụm công nghiệp đang đề xuất, tham mưu lãnh đạo Bộ Công Thương xây dựng văn bản để đồng bộ các quy định.

Các địa phương và những cách gỡ khó

Giải quyết những bất cập trong công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp, trên cơ sở đặc thù, mỗi địa phương đều có những giải pháp khác nhau.

Với Bình Định, Sở Công Thương tiến hành lựa chọn, quy hoạch đầu tư phát triển một số cụm công nghiệp chuyên ngành tập trung theo mô hình cụm liên kết ngành sản xuất các nguyên phụ liệu quan trọng như ngành: Gỗ, dệt may, thức ăn chăn nuôi… tại các địa bàn có điều kiện thuận lợi. Phát triển cụm công nghiệp chuyên ngành kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến công tác bảo vệ môi trường bởi việc xử lý môi trường sẽ dễ dàng hơn.

Tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực cụm công nghiệp. Ưu tiên thu hút, lựa chọn doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, tăng cường xã hội hóa trong đầu tư phát triển.

Đồng thời, xây dựng chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính... để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Với Ninh Bình, bên cạnh những chính sách chung của Nhà nước, tỉnh ban hành nhiều chính sách riêng để hỗ trợ cho nhà đầu tư như: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng bên ngoài cụm công nghiệp như đường giao thông, điện cung cấp tới chân hàng rào cụm đảm bảo cho nhà đầu tư thứ cấp thuận lợi sản xuất, kinh doanh trong cụm. Hỗ trợ cả doanh nghiệp trong cụm và ngoài cụm về tiền thuê đất…

“UBND tỉnh Ninh Bình đang chỉ đạo về cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đổi mới xúc tiến đầu tư, thậm chí đã ban hành các văn bản quy định về thủ tục hành chính theo ngành với mục tiêu giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh nói chung, vào cụm công nghiệp nói riêng” - ông Bùi Quang Hưng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Định nói.

Tại Ninh Bình, bên cạnh những chính sách chung của Nhà nước, tỉnh ban hành nhiều chính sách riêng để hỗ trợ cho nhà đầu tư

Phát triển cụm công nghiệp được các địa phương coi như một yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy cho tiến trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá của đất nước theo Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XIII và nhiều Nghị quyết của Chính phủ. Ông Lê Tấn Cận - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu từng khẳng định: Giải pháp quan trọng trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Trong đó, có phát triển cụm công nghiệp ở các địa phương, nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế vốn có.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu cũng đã chỉ đạo, ban hành nhiều giải pháp với mục tiêu đưa sản xuất công nghiệp trở thành một trong những trụ cột quan trọng, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo thêm sức bật mới cho nền kinh tế tỉnh. Cho phép bổ sung quy hoạch, đưa vào quy hoạch các cụm công nghiệp, các địa phương rất phấn khởi và xem đây là cơ hội vàng trong thay đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thay vì lâu nay chỉ trông chờ vào việc hình thành các khu công nghiệp mà bỏ quên thế mạnh vốn có từ các cụm công nghiệp.

Hay như với Quảng Nam, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng nhấn mạnh: Việc phát triển cụm công nghiệp luôn được Quảng Nam chú trọng, đẩy mạnh phát triển và là định hướng trong tương lai. Việc phát triển cụm công nghiệp đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, đóng góp lớn vào ngân sách của tỉnh, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế địa phương.

“Quảng Nam ưu tiên các dự án đầu tư được khuyến khích phát triển, bảo vệ môi trường, hướng đến cụm công nghiệp sinh thái. Các dự án công nghệ cao như: Cơ khí, dự liệu, điện tử… sử dụng khoa học công nghệ hiện đại” - ông Hồ Quang Bửu cho biết thêm.

Nỗ lực khắc phục điểm nghẽn, tìm ra giải pháp nhằm gỡ khó trong công tác quản lý và thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp của các địa phương những năm qua luôn có sự đồng hành, hỗ trợ của Cục Công Thương địa phương.

Cục luôn bám sát diễn biến thực tế và đề nghị các địa phương thực hiện tốt phương án phát triển cụm công nghiệp thuộc quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 theo quy định của pháp luật; tăng cường, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, thu hút doanh nghiệp/nhà đầu tư tiềm năng, có kinh nghiệm đầu tư vào cụm công nghiệp; thường xuyên rà soát, đôn đốc chủ đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật theo đúng kế hoạch tiến độ, tập trung hoàn thành công trình xử lý nước thải tập trung các cụm công nghiệp theo quy định.

Quản lý chặt chẽ việc đầu tư hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp, trong đó lưu ý vấn đề sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) trong việc chấp hành pháp luật, chính sách liên quan về cụm công nghiệp.

Để hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sát với thực tiễn cuộc sống

Riêng với hiện trạng chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến cụm công nghiệp, gây khó và giảm hiệu quả quản lý của các địa phương, lãnh đạo Cục Công Thương địa phương khá băn khoăn và cho biết: Việc quy hoạch, đầu tư hạ tầng, hoạt động của cụm công nghiệp chịu sự tác động, tuân thủ bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác nhau (như quy hoạch, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng tài sản công...) do nhiều Bộ, ngành liên quan quản lý.

Ở vai trò cơ quan đầu mối quản lý, Cục thường xuyên có trao đổi, đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ trong tổng hợp, xử lý các vướng mắc, khó khăn về cụm công nghiệp ở các địa phương. Trong công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về cụm công nghiệp, đề nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ban hành hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể theo hướng tiếp tục tạo thuận lợi cho địa phương, doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển cụm công nghiệp; tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương để quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn; cải thiện môi trường đầu tư, tinh giản thủ tục hành chính trong lĩnh vực cụm công nghiệp và tăng ưu đãi, hỗ trợ đối với cụm.

Phát triển cụm công nghiệp được các địa phương coi như một yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy cho tiến trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá của đất nước

Có thể thấy, ngành Công Thương đang nỗ lực tạo nền tảng chính sách tốt nhất, thuận lợi nhất cho công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Tuy nhiên mong muốn và chỉ đạo của “Tư lệnh ngành” đặt ra ở tầm cao hơn thế khi yêu cầu quy định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của ngành trong phát triển công nghiệp - thương mại tại các địa phương và trong phát triển cụm công nghiệp.

Tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn chỉ rõ: Vai trò của Sở Công Thương ở các địa phương khá mờ nhạt và chưa thể hiện đúng chức năng nên chưa thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp. Nếu chỉ dừng lại ở khâu cấp phép của chính quyền với sự tham gia trực tiếp của ngành kế hoạch mà không có vai trò mạnh và rõ hơn của ngành Công Thương thì chính chúng ta buông lỏng trách nhiệm quản lý, làm yếu đi chức năng của ngành.

Liên quan đến lĩnh vực cụm công nghiệp, tại buổi Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên từng cho biết: Bộ đã xây dựng và trình ban hành Nghị định số 66/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Nghị định này được ban hành sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực, các nội dung liên quan đến quy hoạch cụm công nghiệp sửa đổi phù hợp với Luật Quy hoạch, đó là quy hoạch phát triển cụm công nghiệp không lập riêng mà được tích hợp trong quy hoạch tỉnh dưới hình thức phương án phát triển cụm công nghiệp. Như vậy, Nghị định này không có nội dung trái với Luật Quy hoạch.

Nhằm quán triệt các nội dung và định hướng phát triển công nghiệp và thương mại tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bên cạnh đó, do không còn quy hoạch ngành, địa phương cho nên Bộ Công Thương đã ban hành Văn bản số 3415/BCT-CTĐP ngày 14/6/2021. Theo đó, Bộ Công Thương đã hướng dẫn các Sở Công Thương tham mưu cho cấp có thẩm quyền xây dựng các chiến lược, đề án phát triển công nghiệp thương mại trên địa bàn, từ đó tham mưu cho địa phương tích hợp vào quy hoạch tỉnh, làm cơ sở cho việc triển khai trong tương lai.

Tuy nhiên, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP và Văn bản số 3415/BCT-CTĐP nêu trên có một nội dung về việc đề nghị các địa phương gửi Bộ Công Thương tham gia ý kiến đối với các phương án phát triển cụm công nghiệp nhưng chưa nêu rõ việc lấy ý kiến này theo hình thức nào, có thể là lấy ý kiến của Bộ trong khi góp ý với quy hoạch tỉnh nên đã gây hiểu lầm là phát sinh thủ tục. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Về vấn đề này, trong quá trình rà soát Nghị định về quản lý cụm công nghiệp, Bộ Công Thương sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Cục Công Thương địa phương đang cùng các địa phương rà soát, nghiên cứu để bổ sung các chính sách với mục tiêu đồng bộ cao nhất các văn bản liên quan đến cụm công nghiệp. Góp sức khẳng định rõ vai trò của ngành Công Thương tại địa phương trong phát triển công nghiệp và thương mại.

“Chúng tôi đang đề xuất, tham mưu lãnh đạo Bộ Công Thương xây dựng văn bản, báo cáo cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các quy định, chính sách về cụm công nghiệp, đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật mới ban hành và yêu cầu thực tế” - ông Nguyễn Văn Thịnh Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương cho hay.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng từng nhấn mạnh: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn Bộ sẽ nỗ lực tháo gỡ những nút thắt trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Với những vấn đề không thuộc hoặc vượt thẩm quyền, Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan, báo cáo lên Chính phủ để có định hướng và giải pháp giải quyết.

Việt Nga - Hoàng Lan - Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024