Thứ bảy 28/12/2024 07:55
Lai Châu

Phát triển cây quế theo hướng sản xuất hàng hóa

Hiện nay, Lai Châu đã chuyển sang phát triển cây quế diện tích lớn theo hướng sản xuất hàng hóa. Mục tiêu, mỗi năm địa phương sẽ trồng khoảng 2.000 héc-ta quế, từ nay đến năm 2030 phấn đấu trồng đủ 30.000 héc-ta.
Bà con dân tộc Sán Chỉ thu hoạch quế

Sau khi giá mủ cao su xuống thấp, địa phương đã chỉ đạo tạm ngưng trồng và chuyển sang cây trồng mới là quế. Các địa bàn được lựa chọn phát triển quế là khu vực dọc hai bên bờ sông Đà, sông Nậm Na và khu vực thung lũng sông Nậm Mu, thuộc các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ. Đây chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu số người Mông, người Dao, người Thái.

Các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác trồng quế sẽ được tỉnh hỗ trợ một lần 100% giống trồng mới; hỗ trợ 6 triệu đồng/héc-ta cho việc chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất. Đối với các công ty, doanh nghiệp có dự án được phê duyệt hoặc có quyết định giao đất, tham gia vào phát triển cây quế trên địa bàn tỉnh, thì được hỗ trợ theo Nghị định số 210 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Hiện nay, tỉnh Lai Châu có khoảng 2.000 héc-ta cây quế ở các huyện Than Uyên, Tân Uyên. Đây là những diện tích do đồng bào các dân tộc địa phương tự trồng và một phần được trồng từ dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp của các huyện.

Hà Thu
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai

Sơn La: Quy định nội dung hỗ trợ các dự án sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp