Thứ tư 04/12/2024 01:51

Phát huy nguồn lực từ Du lịch tâm linh, tôn giáo để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

Du lịch tâm linh, tôn giáo trở thành nhu cầu không thể thiếu, ngày càng sôi động, mang lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần người dân

Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước; nhu cầu du lịch tâm linh, tôn giáo của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

Du lịch tâm linh trở thành động lực phát triển du lịch Việt Nam

Khách du lịch tâm linh, tôn giáo ở Việt Nam thường hội tụ về các địa điểm như: Đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội…

Thông qua đó, hoạt động du lịch tâm linh mang lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách du lịch đến các điểm tâm linh tăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Trên thực tế, hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch linh ngày càng thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Ra đời và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở các địa phương, vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh); chùa Hương (Hà Nội); Phát Diệm (Ninh Bình); núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); chùa Bái Đính (Ninh Bình); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); đền Trần - phủ Dầy (Nam Định)…

Những giá trị văn hóa tâm linh trên khắp mọi miền đất nước có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ. Thời gian qua, số lượng lớn khách du lịch tới điểm tâm linh hàng năm và xu hướng ngày càng đông đảo du khách có nhu cầu du lịch tâm linh. Hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam không chỉ gắn với tôn giáo mà biết kết hợp phát huy triết học phương đông, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, các vị tiền bối có công với nước.

Du lịch tâm linh đem lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm, cân bằng và củng cố đức tin

Đến các điểm du lịch tâm linh, tôn giáo, du khách có thể tìm hiểu, chiêm ngưỡng, tham gia vào nghi lễ, lễ hội truyền thống và các hình thức nghệ thuật. Họ cũng tìm hiểu về lịch sử và văn hóa từ hướng dẫn thích hợp tại khu tôn giáo. Vì thế, du lịch tâm linh theo một cách nào đó nhằm cung cấp thực hành bài học cho du khách, góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức về văn hóa, niềm tin, truyền thống và lịch sử của dân tộc. Bên cạnh đó, du lịch tâm linh cũng là hình thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam và lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.

Không dừng ở đó, du lịch tâm linh, tôn giáo còn góp phần tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của người dân cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Kết quả này thể hiện sự đúng đắn chủ trương của nhiều địa phương hiện nay, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo.

Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - ông Chu Văn Tuấn cho biết, việc phát triển du lịch tâm linh, tôn giáo đã tạo ra những lợi ích văn hóa, kinh tế, xã hội. Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ. Các hoạt động du lịch đã giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần thông qua việc xây dựng thêm các cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ lễ, bán đồ lưu niệm… Nhiều nghề truyền thống được khôi phục, các loại nông sản cũng được tiêu thụ nhiều hơn.

Ông Tuấn còn cho rằng, phát triển du lịch tâm linh, tôn giáo góp phần bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, lan tỏa các giá trị văn hóa trong cộng đồng, xã hội. Nguồn thu từ du lịch tâm linh tiếp tục được tái đầu tư tôn tạo, trùng tu cho các di tích, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… Đồng thời du lịch tâm linh, tôn giáo góp phần tăng cường gắn kết xã hội, giáo dục truyền thống, cũng như nâng cao những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Với hệ thống di sản văn hóa tâm linh, tôn giáo đa dạng, độc đáo cùng những định hướng rõ ràng, du lịch tâm linh, tôn giáo Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, không chỉ góp phần lan tỏa các giá trị nhân văn, tạo sự gắn kết trong cộng đồng mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương trong tiến trình hội nhập. Du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: du lịch tâm linh

Tin cùng chuyên mục

Sống lại thời bao cấp trong không gian du lịch “Đêm Trúc Bạch”

Hai món ăn Việt Nam nào lọt vào danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới?

Lào Cai: Sa Pa tổ chức chuỗi các sự kiện lễ hội thu hút du khách

Hà Nam chính thức công bố biểu trưng du lịch

Việt Nam lần thứ 5 được vinh danh Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm