Thứ bảy 23/11/2024 18:10

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Có thể xem xét điều chỉnh giá điện ở mức phù hợp

Nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng cao hơn giá điện bình quân, do đó, có thể xem xét điều chỉnh giá điện ở mức phù hợp.

Đây là ý kiến của PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia Kinh tế - Tài chính về giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện từ đầu năm đến nay tăng mạnh, tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng như công tác đầu tư, quản lý vận hành, đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian tới.

Dưới góc nhìn chuyên gia tài chính, ông đánh giá như thế nào về những tác động từ thay đổi giá năng lượng thế giới năm 2022 đến thị trường năng lượng Việt Nam?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh

Năm 2022 là một năm rất khác biệt so với những năm trước. Các quốc gia trên thế giới đang tăng trưởng chậm lại, trong khi lạm phát rất cao. Đồng thời, cuộc xung đột giữa Ukraina – Nga cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá nhiên liệu như xăng dầu, khí đốt trên thế giới tăng một cách đáng kể. Đặc biệt, giá khí đốt tăng mạnh đã khiến cho chi phí sản xuất điện ở các nước châu Âu tăng cao; từ đó, tác động đến giá các nhiên liệu năng lượng thay thế như than, dầu mỏ… để phục vụ phát điện cũng tăng lên.

Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập tương đối sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. Do đó, giá nguyên nhiên vật liệu cũng như các dịch vụ, chi phí sản xuất kinh doanh… của thế giới sẽ tác động trực tiếp đến Việt Nam, trong đó lĩnh vực năng lượng cũng không ngoại lệ.

Thưa ông, theo báo cáo của EVN, chi phí sản xuất điện tăng cao do giá nhiên liệu tăng đột biến; do đó, EVN đã báo cáo và đề xuất Chính phủ xem xét điều chỉnh giá điện. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Năm 2020, 2021, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, để phục vụ việc phòng, chống dịch cũng như đáp ứng các yêu cầu khác nhằm cân đối vĩ mô, ổn định nền kinh tế của đất nước, hầu hết tất cả các giá nguyên, nhiên liệu, các dịch vụ công của nhà nước cung cấp đều được yêu cầu giữ bình ổn và không tăng giá.

Tuy nhiên, đến bây giờ, khi nền kinh tế đã hồi phục, tăng trưởng và phát triển thì việc tính đúng, tính đủ các chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực là đòi hỏi chính đáng và cần thiết. Vì thế, tôi cho rằng đã đến lúc cần phải xem tác động của giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, các chi phí sản xuất, chi phí vận tải… đến hoạt động của EVN; từ đó, có thể xem xét mức điều chỉnh giá điện phù hợp.

Trong trường hợp không điều chỉnh giá điện, hoạt động của EVN sẽ ảnh hưởng như thế nào, thưa ông? Và ông có khuyến nghị gì trong việc điều hành giá điện trong thời gian tới?

Điện là lĩnh vực rất quan trọng đối với sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, dân sinh. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp đủ điện đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế là nhiệm vụ mà EVN phải thực hiện.

Nếu không tính đúng, tính đủ các chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện, sẽ gây nên những cái khoản lỗ rất lớn cho EVN. Điều này đứng về phương diện kinh tế thị trường là bất hợp lý.

Trong trường hợp Chính phủ vẫn kiên quyết là giữ giá điện, tôi cho rằng, Chính phủ phải có biện pháp bù lỗ cho EVN, cũng như các ngành mà Nhà nước đang quản lý và điều hành cái giá cả. Tuy nhiên, điều này sẽ gây áp lực lớn lên chi tiêu ngân sách và cân bằng ngân sách Nhà nước; và điều đó không theo đúng quy luật của kinh tế thị trường.

Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để không một ai bị bỏ lại phía sau, việc Nhà nước can thiệp là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải tôn trọng quy luật của nền kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng và thực hiện các cam kết với các khu vực, quốc gia đã ký hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Do đó, việc tính toán giá điện cũng như giá các dịch vụ công, các mặt hàng do Nhà nước điều hành giá theo đầu vào của thị trường là một trong những đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Trân trọng cảm ơn ông!

PV
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Tin cùng chuyên mục

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững