Thứ ba 26/11/2024 00:37

PC Quảng Ninh: Những đổi thay từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã giúp cho Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng mà còn giúp cho doanh nghiệp (DN) nâng cao công tác quản lý vận hành lưới điện trung, hạ áp, giúp DN tăng năng suất lao động, tối ưu hóa chi phí và quan trọng hơn là diện mạo của DN đã từng bước thay đổi theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Mang lại tiện ích cho khách hàng

Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch Covid-19 đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại DN, thay đổi tư duy, thói quen của người dân trong các hoạt động giao dịch thương mại. Trong bối cảnh đó, thời gian qua PC Quảng Ninh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các dịch vụ điện, đến nay 100% dịch vụ điện tại tỉnh Quảng Ninh đã được số hóa.

Cải tạo thay thế các thiết bị nhị thứ, lắp đặt bổ sung hệ thống thu thập thông số vận hành, hệ thống giám sát, điều khiển đồng bộ kết nối trạm biến áp 110 kV Móng Cái về TTĐKX Quảng Ninh

Cụ thể, ngay say khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố chính thức tham gia 12 dịch vụ điện năng trên Cổng dịch vụ công quốc gia, PC Quảng Ninh đã tích cực đi đầu trong công tác triển khai thực hiện. Từ ngày 24/12/2019, khách hàng chỉ cần truy cập địa chỉ trang web: www.dichvucong.gov.vn để có thể đăng ký 12 dịch vụ điện năng. Với các dịch vụ điện này, khi thực hiện giao dịch qua Cổng dịch vụ công quốc gia, mọi hồ sơ, thủ tục của khách hàng sẽ được đơn giản hóa và thuận tiện. Điều này đã giúp người dân và DN giảm thời gian thực hiện các giao dịch, đồng thời có thể giám sát quá trình thực hiện và đánh giá, phản ánh về các việc cung cấp dịch vụ của ngành điện.

Sau khi đăng ký dịch vụ cấp điện mới, khách hàng Trần Thị Thanh Huyền, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long cho biết: “Thay vì phải đến cơ sở điện lực, tôi chỉ việc truy cập thông qua máy tính hoặc thiết bị di động có kết nối Internet để đăng ký dịch vụ điện, điều này đã giảm thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng để thực hiện dịch vụ nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước, thì việc ứng dụng công nghệ trong cung cấp dịch vụ đã giúp chúng tôi hạn chế đi lại, tiếp xúc với người khác”.

Với phương châm khách hàng “Dễ tiếp cận - dễ tham gia - dễ giám sát”, các dịch vụ điện của PC Quảng Ninh đều cung cấp và được thực hiện đồng bộ, thống nhất tại tất cả các đơn vị trực thuộc và mang lại nhiều tiện ích cùng những giá trị gia tăng cho khách hàng.

Công nhân Điện lực thành phố Hạ Long test tín hiệu nghiệm thu thiết bị giám sát điều khiển từ xa tủ RMU

Ông Nguyễn Văn Quý - Phó Giám đốc PC Quảng Ninh - cho biết: PC Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là nền tảng tất yếu cho việc ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Với tính chất là ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, yêu cầu chuyển đổi số sớm và thành công là nhiệm vụ cấp thiết, đồng thời cũng là giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chuyển đổi số chính là công cụ giúp các công ty không bị tụt lại phía sau nhất là trong những điều kiện khó khăn do ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan bên ngoài, kể cả các yếu tố không tích cực như làn sống Covid-19. Bên cạnh đó chuyển đổi số cũng đã giúp PC Quảng Ninh tiết giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động của công ty hiện nay và thời gian tới.

Nâng cao công tác quản lý, vận hành

Không chỉ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích cho khách hàng, chuyển đổi số cũng góp phần làm thay đổi phương thức quản lý và vận hành lưới điện trung, hạ thế của PC Quảng Ninh.

Các Kỹ sư SCADA Trung tâm Điều khiển xa Quảng Ninh, lên phương thức kết nối điều khiển xa với các trạm biến áp không người trực

Điển hình là năm 2021 DN đã cải tạo, chuyển đổi 18 trạm biến áp (TBA) 110 kV theo tiêu chí điều khiển xa và kết nối về Trung tâm điều khiển xa Quảng Ninh. Theo đó, công ty đã cải tạo thay thế các thiết bị nhất thứ, nhị thứ, lắp đặt bổ sung hệ thống thu thập thông số vận hành, hệ thống giám sát, điều khiển đồng bộ kết nối về Trung tâm điều khiển xa Quảng Ninh. Điều này đã góp phần thực hiện công cuộc số hóa, xây dựng lưới điện thông minh theo chủ trương của EVN, Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

Trạm biến áp số là công nghệ mới được đưa vào sử dụng nhằm số hóa toàn bộ việc truyền, nhận dữ liệu từ các thiết bị ngoài trời vào trong nhà điều hành và kết nối với Trung tâm điều khiển xa. Ở TBA truyền thống, các thiết bị nhất thứ trong trạm và các thiết bị nhị thứ được kết nối bằng dây cáp đồng, qua đó đã dẫn tới việc tạo ra nhất nhiều các kết nối phần cứng phức tạp. Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý vận hành, TBA số sẽ thay thế toàn bộ mạch điện nối cáp đồng của TBA thông thường bằng cáp quang, nhờ đó, các tín hiệu (đo lường, bảo vệ, điều khiển, trạng thái…) truyền từ thiết bị nhất thứ đến tủ điều khiển được chuyển thành tín hiệu số thông qua giao thức IEC-61850.

Chuyển đổi số đã mang lại hiệu quả rõ rệt, điển hình như TBA kỹ thuật số 110kV Cái Lân đã làm tăng cường liên kết lưới, nâng cao độ ổn định và tin cậy cung cấp điện cho phụ tải tại khu vực tỉnh Quảng Ninh; Giảm chi phí bảo dưỡng; Làm tăng khả năng chuẩn đoán chuyên sâu của các thiết bị số, đảm bảo thời gian vận hành tối đa của TBA số. Bất kỳ sự suy giảm nào về hiệu năng của thiết bị sẽ được xác định chính xác theo thời gian thực. Đặc biệt, tính năng dự phòng vốn có trong hệ thống có thể tự vận hành khi xảy ra một số sự cố đơn lẻ và cho phép xử lý sự cố mà không cần cắt điện. Đồng thời, TBA số sẽ giám sát chặt chẽ tất cả các thiết bị trong trạm; các hệ thống thông minh phân tích dữ liệu và đưa ra các khuyến cáo sửa chữa, bảo dưỡng.

MBA T2 E5.11 Cái Lân sau đấu nối hoàn thiện sẵn sàng mang điện

Anh Đỗ Trung Quyết - Trưởng trạm 110kV Cái Lân - chia sẻ, khi áp dụng mô hình TBA số sẽ loại bỏ được nguy hiểm do hở mạch nhị thứ biến dòng điện và nguy cơ cháy nổ do TBA số dụng các biến dòng điện quang (không sử dụng dầu cách điện). Bên cạnh đó, máy biến áp kỹ thuật số cũng làm giảm diện tích của TBA. Bởi các IED bỏ các bo mạch I/O nên sẽ nhỏ gọn hơn đến một nửa và lắp trên số tủ bảng ít hơn. Các máy biến áp đo lường kỹ thuật số nhỏ và nhẹ hơn, giảm diện tích đất cần thiết trong TBA….

Với những ưu điểm nổi bật mang lại, TBA kỹ thuật số hứa hẹn sẽ là công nghệ mang tính chiến lược, đột phá và được áp dụng rộng rãi trong thời gian tới. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình thực hiện từng bước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và “số hóa” các TBA nhằm phục vụ mục tiêu trong “Đề án Xây dựng lưới điện thông minh” của Chính phủ và EVN.

“Trong kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã lãnh đạo, chỉ đạo PC Quảng Ninh tập trung đẩy nhanh hoàn thành việc số hóa hồ sơ và tin học hóa các nghiệp vụ quản lý an toàn; bảo vệ đường dây/TBA/phương án trật tự an ninh; đẩy mạnh công tác nhập dữ liệu lên các hệ thống thông tin quản lý… Đến nay, đã có nhiều đề án về ứng dụng khoa học công nghệ được PC Quảng Ninh quyết liệt triển khai trong quá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đã mang lại hiệu quả cao mà nổi bật là việc áp dụng TBA kỹ thuật số”, ông Nguyễn Thanh Tĩnh chia sẻ.

Thu Hường - Kim Xuyến
Bài viết cùng chủ đề: PC Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?