PC Hải Phòng: Tăng cường quản lý, giám sát kênh truyền thiết bị lưới điện trung thế

PC Hải Phòng đang quản lý vận hành 27 trạm biến áp (TBA) và 262 thiết bị tự động hóa (TĐH) bao gồm Recloser, LBS, RMU trên lưới điện trung thế
PC Hải Phòng: Nâng cao dịch vụ chăm sóc, tạo sự hài lòng cho khách hàng PC Hải Phòng sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2024 PC Hải Phòng - Đảm bảo cung ứng điện đầy đủ, chất lượng

Hiện tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) đang quản lý vận hành 27 trạm biến áp (TBA) và 262 thiết bị tự động hóa (TĐH) bao gồm Recloser, LBS, RMU trên lưới điện trung thế. Thông qua hệ thống SCADA, các điều độ viên/trưởng kíp phải thường xuyên giám sát các thông số đo lường, tín hiệu trạng thái, tín hiệu cảnh báo sự cố của các thiết bị trong TBA và trên lưới nhằm đảm bảo hệ thống điện làm việc an toàn, ổn định và tin cậy.

Theo thống kê các điều độ viên/trưởng kíp tại Trung tâm điều khiển Hải Phòng phải thực hiện trung bình 350 lần thao tác đóng cắt thiết bị trung thế/tháng với khoảng 10 vụ sự cố lưới điện/tháng. Việc đảm bảo kênh truyền kết nối thu thập các tín hiệu SCADA về Trung tâm điều khiển tin cậy đóng vai trò ngày càng quan trọng khi số lượng các thiết bị tự động hóa (TĐH) đưa vào ngày càng nhiều cùng với việc triển khai mở rộng ứng dụng DMS/DAS trên lưới điện.

Ngoài kết nối bằng cáp quang, có tới 85% thiết bị trên lưới điện trung thế sử dụng kết nối bằng 3G/4G APN thuộc 2 nhà mạng VNPT và Viettel. Các thiết bị modem được sử dụng từ các hãng khác nhau như Modem F3425, F3436 của Four-Faith; Modem SecFlow-1V.

Một trong những nguyên nhân khiến thiết bị không điều khiển xa được hoặc chương trình DMS/DAS không được thực hiện thành công bao gồm lỗi thiết bị, mất nguồn, gián đoạn kênh truyền. Vì vậy việc quản lý giám sát kênh truyền và các thiết bị đầu cuối (Modem 3G/4G) trên lưới điện là rất cần thiết để từ đó các kỹ sư SCADA và phòng Viễn thông và Công nghệ thông tin (VT&CNTT) có thể chủ động phân tích, kiểm tra tình trạng thiết bị và tối ưu chất lượng kênh truyền để đảm bảo việc truyền nhận tín hiệu ổn định và tin cậy.

Trước đây để giám sát kênh truyền và các thiết bị tự động hóa, kỹ sư SCADA phải thu thập dữ liệu lịch sử từ hệ thống Historical Information System (HIS) của SP5, thực hiện lọc, copy dữ liệu của từng điện lực, đếm số lần mất tín hiệu của các thiết bị một cách thủ công.

Thời gian xử lý công việc này cho tất cả các thiết bị tự động hóa của 14 đơn vị điện lực mất khoảng 2-3 tiếng. Do đó, các kỹ sư chỉ tập trung phân tích dữ liệu của một số khu vực điện lực có số lượng thiết bị bị mất tín hiệu nhiều, không nắm bắt chính xác được trạng thái kênh truyền của tất cả các thiết bị trên lưới. Các thiết bị như modem/router chỉ thiết lập kênh kết nối thiết bị tự động hóa về Trung tâm điều khiển mà không thiết lập chức năng giám sát thiết bị và chất lượng kênh truyền dẫn đến khó khăn trong công tác phân đoạn sự cố.

Do đó nhằm phát hiện xử lý sự cố kênh truyền và theo dõi trạng thái thiết bị, Phòng Viễn thông và Công nghệ thông tin phối hợp cùng phòng Điều độ đã xây dựng giải pháp“Quản lý giám sát kênh truyền các thiết bị trên lưới điện trung thế”.

Giải pháp thực hiện thiết lập chức năng giám sát có sẵn trên các thiết bị (modem) kết nối với phần mềm giám sát hiện có (PRTG) thông qua giao thức SNMP (Simple Network Management Protocol). Việc giám sát được kết nối trực tiếp bằng địa chỉ IP WAN-APN do nhà mạng cung cấp và cam kết đảm bảo kênh truyền riêng biệt đồng thời được thiết lập chế độ bảo mật tại 2 đầu.

PC Hải Phòng: Tăng cường quản lý, giám sát kênh truyền thiết bị lưới điện trung thế
Mô hình kết nối tín hiệu các thiết bị trung thế

SNMP (Simple Network Management Protocol) là giao thức mạng được dùng để giám sát và quản lý các thiết bị trong mạng giao thức Internet. Thông thường, SNMP được nhúng trong những thiết bị cục bộ, chẳng hạn như router, switch, server, tường lửa hay điểm truy cập không dây cho phép truy cập bằng địa chỉ IP. Giải pháp giám sát thiết bị mạng bằng giao thức mạng SNMP (v2, v3) hỗ trợ nhân viên vận hành có thể thiết lập quản lý giám sát các thiết bị truyền thông trên lưới thông qua phần mềm giám sát PRTG hiện có sẵn để thiết lập giám sát các thiết bị theo từng đơn vị.

Qua log người vận hành có thể khai thác tối đa các sự kiện từ các thiết bị truyền thông và mang lại nhiều lợi ích có thể kể đến như: Thiết kế quản lý đơn giản, có thể dễ dàng triển khai trên mạng do không yêu cầu cấu hình lâu. SNMP được hỗ trợ trong hầu hết các sản phẩm thiết bị truyền thông của các nhà sản xuất thiết bị phần cứng và các thiết bị modem hiện có trên lưới...

Thông qua các công cụ giám sát như PRTG, SNMP cung cấp một số tính năng cho người vận hành để chủ động trong công tác quản lý theo dõi chất lượng mạng, tình trạng hoạt động của thiết bị như:

Cảnh báo & thông báo sự kiện từ thiết bị: cung cấp thông tin thời gian thực về các trạng thái kết nối để có phản ứng kịp thời.

Giám sát được độ trễ của các gói tin kết nối từ Trung tâm điều khiển về thiết bị truyền thông trên lưới.

Báo cáo thống kê: giúp trực quan hóa quá trình theo dõi quản lý mạng.

Lập kế hoạch: dựa trên dữ liệu thu thập để đưa ra các kế hoạch vận hành hệ thống mạng ổn định đồng thời có số liệu chất lượng kênh truyền như độ trễ gói tin, tỷ lệ mất gói tin, thời gian Dowtime/Uptime để làm cơ sở yêu cầu nhà mạng hiệu chỉnh chất lượng mạng 4G/APN.

Việc thiết lập giám sát kênh sử dụng giao thức SNMP (v2, v3) được cấu hình trên thiết bị Modem 4G/APN. Thông tin các thiết bị bao gồm IP và tên SNMP device được thiết lập theo khu vực quản lý trên phần mềm giám sát PRTG. Trên cơ sở các thông tin đã được khai báo vào phần mềm giám sát, các thông tin thu thập được như: trạng thái thiết bị, độ trễ gói tin, tỷ lệ downtime/uptime, số lượng thiết bị đang giám sát, lưu lượng băng thông, trạng thái cổng kết nối với thiết bị IED, người vận hành theo dõi thực hiện thống kê các thiết bị hiện có chất lượng kém...

Ba tham số được dùng để đánh giá tình trạng kênh truyền của thiết bị là: (1). Số lần mất tín hiệu (x). (2). Thời gian mất tín hiệu dài nhất (giây) (y). (3). Thời gian có tín hiệu ngắn nhất (phút) (z). Những tham số x,y,z có thể được tùy chỉnh sao cho hợp lý dựa trên khoảng thời gian của dữ liệu (ví dụ báo cáo theo ngày, tuần, tháng..).

Giải pháp “Quản lý giám sát kênh truyền các thiết bị trên lưới điện trung thế” mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý vận hành, cụ thể: Chủ động theo dõi được chất lượng kênh truyền, nhánh chóng phát hiện sự cố mất kênh và có thể đánh giá chất lượng kênh trên cơ sở dữ liệu giám sát thu thập về hệ thống. Dễ dàng quản lý các thiết bị hện có trên lưới theo từng khu vực. Nâng cao năng suất lao động do giảm thời gian và công sức làm các tác vụ thủ công, tránh được sự nhầm lẫn do yếu tố con người gây ra (Giảm thời gian làm báo cáo truyền thống từ 2-3 tiếng xuống còn 2-3 phút)...

Giải pháp đã được thực hiện áp dụng tại PC Hải Phòng cho giám sát kết nối ổn định, an toàn bảo mật thông tin từ ngày 15/9/2023 và được công nhận sáng kiến cấp Tổng Công ty Điện lực miền Bắc theo quyết định số 1027/QĐ-EVNNPC ngày 30/5/2024. Qua thực tế sử dụng, chương trình đã trở thành một công cụ quan trọng đối với các kỹ sư SCADA và Viễn thông và Công nghệ thông tin tại Trung tâm điều khiển trong việc đảm bảo độ tin cậy và hoạt động liên tục của các thiết bị trên lưới điện, giúp công tác quản lý và giám sát trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Phương Thị Yến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công ty Điện lực Hải Phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

UBND tỉnh Lai Châu vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Pắc Ma.
Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Đây là sự phối hợp hiệu quả giữa EVNNPC và UBND tỉnh Sơn La trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Năm 2024, Công ty Thủy điện Quảng Trị đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số để tối ưu quy trình, nâng cao năng suất lao động.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đợt 2 được Quốc hội thông qua ngày 21/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào 30/11.
Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3047/QĐ-BCT ngày 15/11/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi) đã giải quyết cơ bản các điểm nghẽn được chỉ ra trong báo cáo giám sát thực thi chính sách phát triển năng lượng 2016-2021 của Quốc hội.
Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Luật Điện lực (sửa đổi) sớm ban hành sẽ giúp "khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, pháp luật, cải cách ngành điện hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển".
Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) triển khai giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương những tháng cuối năm 2024.
Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV trên địa bàn.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Tại buổi họp kế hoạch cung ứng điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có những chỉ đạo cụ thể, sát sao xác định rõ các yêu cầu cho từng đơn vị.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’ với các hoạt động phong phú, thiết thực để tri ân chân thành, sâu sắc đến khách hàng sử dụng điện.
Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Để cung cấp điện năm 2025, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng phụ tải.
Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Theo kế hoạch đến 31/12/2024, ngành Điện Hà Giang sẽ thực hiện xử lý xong các điểm vi phạm khoảng cách pha đất, đảm bảo an toàn hành lang lưới điện.
Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.
PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk tăng cường các công tác phát quang hành lang tuyến, tuyên truyền an toàn điện, đặc biệt là các khu vực có diện tích rừng trồng, rừng nguyên sinh lớn.
Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân về triển khai đầu tư dự án Trạm biến áp 110 kV Sân bay Cam Ranh và đấu nối.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh và đoàn công tác làm việc với PC Bình Định về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động