Thứ bảy 30/11/2024 06:56

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

PC Đắk Lắk đẩy mạnh các nhóm giải pháp đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục và an toàn, trong đó tập trung tuyên truyền an toàn điện cho khách hàng.

Trong các năm gần đây, tại các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, tình hình kinh tế của người dân có nhiều khởi sắc khi một số loại cây trồng, nông sản tăng giá mạnh. Điển hình, thời điểm này, sau mùa sầu riêng, cau tươi đang có giá cao đột biến, mang lại thu nhập cho người nông dân nhưng cũng kéo theo một số nỗi lo trong quản lý vận hành của ngành điện. Hiện tại, Công ty Điện lực Đắk Lắk (PC Đắk Lắk) đang đẩy mạnh các nhóm giải pháp để đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục và an toàn, trong đó tập trung vào việc tuyên truyền an toàn điện cho khách hàng trên địa bàn quản lý.

Công nhân Điện lực Krông Năng tuyên truyền an toàn điện và lưu ý một số vấn đề trong đảm bảo HLATLĐCA đến chủ vườn cau (ảnh: Thới Khương)

Theo thông tin thị trường, giá cau tươi hiện đang dao động từ 80.000 - 85.000 đồng/kg, với một buồng cau nặng trung bình 13 - 15 kg, giúp nhà vườn thu về tiền triệu. Mức giá hiện tại cao gấp 2 - 3 lần so với các năm trước. Hiện nay tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên đang vào mùa thu hoạch cau tươi, nhờ giá tăng mạnh nên nhiều người dân có thu nhập khá. Một số chủ vựa cau ở Đắk Lắk cho biết, giá cau đã tăng liên tục khoảng 3 tháng qua nhưng gần đây lên cơn sốt do Trung Quốc thiếu nguồn cung nên tăng cường nhập khẩu cau từ Việt Nam và một số nước lân cận trong khu vực Asean. Cau tươi được các cơ sở mua về sấy khô trước khi xuất sang Trung Quốc. Người Trung Quốc mua cau khô về tiếp tục chế biến thành kẹo cau. Thời điểm này, Trung Quốc tăng nhập hàng để chuẩn bị cho mùa tiêu thụ cuối năm.

PC Đắk Lắk đang quản lý 470 km đường dây 110kV; 230 km đường dây 35kV; 4.800 km đường dây 22kV; 6.300 km đường dây hạ áp; bán điện trực tiếp đến 613.000 khách hàng. Khối lượng quản lý của Công ty lớn, băng qua nhiều khu vực rẫy, vườn có trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, mắc ca, hồ tiêu, sầu riêng… và gần đây có thêm cây cau. Khi loại cây trồng này trở nên phổ biến hơn thì kèm theo đó là nỗi lo của công nhân nghành điện, bởi người dân thường trồng cau xen canh vào các bờ ranh của vườn sầu riêng, mắc ca, cà phê… Khi lên cao, cây cau có thể vướng vào hành lang an toàn lưới điện cao áp, gây sự cố, gián đoạn cấp điện, ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính của ngành điện.

Cùng với tập trung nguồn lực đầu tư, sửa chữa, vệ sinh bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống lưới điện, PC Đắk Lắk cũng yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành thường xuyên kiểm tra, phát quang hành lang. Qua đó, các khiếm khuyết của đường dây được phát hiện, xử lý kịp thời cũng như hạn chế nguy cơ cây xanh đỗ ngã vào đường dây điện, gây sự cố. Các Điện lực tích cực kiểm tra đường dây sau công tơ của người dân, thường xuyên tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trong nhà cho hộ dân và đường dây sau công tơ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn để vận hành. Song song đó, PC Đắk Lắk cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ an toàn hành lang lưới điện, đặc biệt là tại khu vực nông thôn có nhiều cây ăn trái giá trị kinh tế cao. Đến thời điểm hiện tại, toàn Công ty đã phát 33.200 tờ rơi tuyên tuyền an toàn điện đến các khách hàng. Hằng tháng, các đơn vị duy trì tuyên truyền trong dân thông qua hình thức loa phát thanh địa phương, đài truyền hình từ xã đến huyện thông qua hình thức ký kết hợp đồng phát thanh với tuần suất 1 tháng một lần. Các hình thức gửi thông báo đảm bảo an toàn điện cho chủ đầu tư, đăng clip tuyên truyền trên website, gửi nội dung an toàn điện qua Zalo của khách hàng… cũng được thực hiện tốt. Một số đơn vị còn lồng ghép các hình thức tuyên truyền với sự phối hợp của địa phương, các trường học trên địa bàn quản lý.

Với những biện pháp kịp thời, PC Đắk Lắk đã hạn chế vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, góp phần giảm thiểu sự cố. Tuy nhiên, tại một số hộ dân vẫn có những trường hợp vi phạm do khách quan. Để giải quyết tình trạng này, các Điện lực tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân. Đồng thời, các đơn vị đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra đường dây và trạm biến áp, vận động cá nhân, tổ chức không trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn cũng như lưu ý trong quá trình chặt tỉa cây xanh ngoài hành lang lưới điện.

Thới Khương

Tin cùng chuyên mục

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Chuyên gia năng lượng nguyên tử khuyến nghị gì?

Công ty Điện lực Hà Giang: Quyết tâm làm sạch hành lang lưới điện

Phú Thọ và ngành điện tìm giải pháp gỡ vướng các dự án lưới điện truyền tải

Điện lực miền Nam đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối

Bắc Giang: Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải gần 490 tỷ đồng

Hà Tĩnh sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV Vũng Áng vào năm 2025

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống sắp về đích

Lào Cai cam kết giải quyết vướng mắc các dự án truyền tải điện

EVN và NSMO 'bắt tay' vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia

Quy định mới nhất về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Các nhà máy nhiệt điện chuẩn bị cấp điện cho mùa khô 2025 ra sao?

Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng