Ông Đinh Thanh Tâm, CEO Địa ốc Đà Lạt sẽ làm gì khi trở thành cổ đông lớn của CIC Group?

Sau khi giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT của CIC Group, ông Đinh Thanh Tâm đã chi hơn trăm tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn thứ hai ở đây.
Kiên Giang: CIC Group huy động thêm 500 tỷ để làm gì? Nới room để hút vốn ngoại vào tái cơ cấu ngân hàng Công khai danh sách cổ đông có thực sự chống sở hữu chéo ngân hàng?

Địa ốc Đà Lạt thua lỗ triền miên, âm vốn chủ sở hữu, cổ phiếu bị hạn chế giao dịch

Tiền thân của Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (Địa ốc Đà Lạt, DalatReal) là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập vào năm 1993 và cổ phần hóa từ năm 2008. Cổ phiếu DLR của công ty giao dịch tại sàn UPCoM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ 20/5/2010.

Tại thời điểm lên sàn UPCoM, Địa ốc Đà Lạt có 4 cổ đông lớn, gồm: UBND tỉnh Lâm Đồng sở hữu 30% vốn điều lệ, Công ty Cổ phần Địa ốc Chợ Lớn (Cho Lon Res, HNX: CLR) sở hữu 5,65%; Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Sài Gòn Vina (EVN Land Saigon, UPCoM: LSG) sở hữu 6,42%, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) sở hữu 5,97%.

Do có vốn góp của UBND tỉnh Lâm Đồng nên Địa ốc Đà Lạt là doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Công ty sở hữu quỹ đất có giá trị rất lớn tại tỉnh Lâm Đồng.

Tại thời điểm 31/12/2009, Địa ốc Đà Lạt sở hữu quỹ đất có diện tích 75.764 m2 gồm 63.273 m2 là đất biệt thự (27 căn biệt thự) và 12.491 m2 là đất nhà phố (8 căn nhà phố), văn phòng, xí nghiệp. Các bất động sản trên được công ty khai thác hoặc cho thuê kinh doanh mang lại nguồn thu cao và ổn định.

Ông Đinh Thanh Tâm, CEO Địa ốc Đà Lạt sẽ làm gì khi trở thành cổ đông lớn của CIC Group?
Trụ sở Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (Ảnh: DalatReal).

Công ty cho biết, các bất động sản này có mức giá giao vốn tại thời điểm cổ phần hóa thấp. Do đó, nếu tiến hành đánh giá lại thì giá trị định giá sẽ tạo nên một khoản thặng dư rất lớn so với giá trị sổ sách của các bất động sản hiện nay của công ty.

Nhờ quỹ đất dồi dào nên hoạt động cho thuê bất động sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận của Địa ốc Đà Lạt. Thậm chí, đây là hoạt động “cứu cánh” cho toàn công ty.

Dù sở hữu lợi thế lớn nhưng hoạt động kinh doanh của Địa ốc Đà Lạt rất trầy trật. Công ty có nhiều năm liên tục từ 2016 - 2022 thua lỗ với số lỗ lũy kế 69 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu 17 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2022.

Năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động kinh doanh của Địa ốc Đà Lạt có khởi sắc nhưng lợi nhuận đạt được chỉ ở mức vài trăm triệu đồng. Năm 2023, công ty báo lãi 376 triệu đồng; trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty báo lãi 211 triệu đồng. Điều này giúp công ty thu hẹp lỗ lũy kế còn 68,7 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu còn âm 16,5 tỷ đồng vào thời điểm 30/6/2024.

Sau thời gian lên sàn chứng khoán, cổ đông của Địa ốc Đà Lạt liên tục thay đổi, các cổ đông lớn ban đầu lần lượt thoái vốn. Hiện nay, cổ đông lớn của công ty là ông Trịnh Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT sở hữu 1.323.036 cổ phiếu, tỷ lệ 29,4% và ông Đinh Thanh Tâm, Tổng Giám đốc sở hữu 1.102.500 cổ phiếu, tỷ lệ 24,5%.

Ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu DLR của Địa ốc Đà Lạt bị HNX duy trì diện hạn chế giao dịch do không họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2 năm tài chính gần nhất; Tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2023; Âm vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính năm 2023. Hiện, cổ phiếu DLR đang ở mức 11.900 đồng/cổ phiếu nên vốn hóa của Địa ốc Đà Lạt đạt 53,55 tỷ đồng.

CIC Group có phải “miếng mồi ngon”?

Nếu Địa ốc Đà Lạt là doanh nghiệp “hạt nhân” của tỉnh Lâm Đồng thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang (CIC Group) là đứa “con cưng” tỉnh Kiên Giang trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng...

Tuy vậy, hai doanh nghiệp này có điểm khác biệt là Địa ốc Đà Lạt thua lỗ triền miên còn CIC Group liên tục báo lãi dù thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn. Đến ngày 6/8/2024, vốn điều lệ, vốn hóa của CIC Group lần lượt gấp 21,2 lần và 42,3 lần so với Địa ốc Đà Lạt. Cổ phiếu DLR chìm nghỉm ở UPCoM còn cổ phiếu CKG của CIC Group niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE).

Tiền thân của CIC Group là Công ty Tư vấn Xây dựng Kiên Giang là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1992, trên cơ sở hợp nhất Xí nghiệp Thiết kế Thủy lợi thuộc Sở Thủy lợi, Xí nghiệp Thiết kế dân dụng thuộc Sở Xây dựng và Đội Khảo sát Thiết kế Giao thông thuộc Sở Giao thông Kiên Giang. Công ty được cổ phần hóa từ năm 2006.

Là đứa “con cưng” của tỉnh Kiên Giang, CIC Group dẫn đầu thị phần tại tỉnh này trong hoạt lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn.

CIC Group đã đầu tư một số dự án bất động sản lớn ở Kiên Giang như: Khu biệt thự cao cấp Seaview; chợ Bách hóa Rạch Sỏi; khu dân cư đường Trần Quang Khải; trung tâm hội nghị tiệc cưới Royal Palace; khu dân cư Hoa Biển (16 ha); khu dân cư bến xe tỉnh Kiên Giang; nhà ở xã hội 444 Ngô Quyền…

Công ty đang thực hiện một số dự án như: khu dân cư phường An Bình (22,6 ha); dự án Hoa viên Nghĩa trang nhân dân Kiên Giang (40,22ha); dự án khu đô thị mới lấn biển Tây Bắc Rạch Giá (99ha) khu dân cư Nam An Hòa giai đoạn 1 (14,52 ha); khu dân cư chợ nông hải sản - trung tâm thương mại Rạch Giá (6,39ha) tuyến dân cư đường số 2 phường Vĩnh Quang (10,96 ha); khu biệt thự cao cấp xã Cửa Dương - Búng Gội 1 (6,9 ha); dự án khu biệt thự cao cấp Phú Quốc Riverside Villas (5,7ha).

Theo báo cáo thường niên 2023, công ty còn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư, đền bù giải tỏa mặt bằng và dự kiến triển khai 8 dự án với tổng diện tích 78,8 ha, tổng vốn đầu tư hơn 8.200 tỷ đồng.

Với quỹ đất lớn, dư địa phát triển còn rất lớn nên CIC Group được các “đại gia” khắp cả nước nhòm ngó. Bằng chứng là vào năm 2023, công ty tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên (đại hội) đến 2 lần nhưng vẫn thất bại với nguyên nhân từ việc HĐQT CIC Group không đáp ứng yêu cầu của 5 nhóm cổ đông mới.

Theo đó, 5 nhóm cổ đông sở hữu 28.794.620 cổ phiếu CKG, tỷ lệ 30,21% vốn điều lệ của CIC Group tự ứng cử, đề cử thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026 và bãi nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026 nhưng không được HĐQT CIC Group - đại diện là ông Trần Thọ Thắng - đưa vào chương trình đại hội.

Năm 2024, đại hội của CIC Group đã thành công nhờ công ty “đáp ứng” yêu cầu của các nhóm cổ đông mới. Đại hội có sự tham dự của 56 cổ đông và đại diện cổ đông sở hữu 83.464.090 cổ phiếu, tỷ lệ 87,6177% (bình quân mỗi cổ đông sở hữu 1.490.430 cổ phiếu, tỷ lệ 15,646%).

Cụ thể, ông Đinh Thanh Tâm, ông Nguyễn Xuân Dũng, ông Đinh Thanh Thảo, ông Trần Văn Vinh đã trúng cử vào HĐQT và ông Võ Văn Ý trúng cử vào BKS của CIC Group nhiệm kỳ 2021-2026. Sau đó, ông Đinh Thanh Tâm giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT, ông Võ Văn Ý giữ chức Trưởng BKS.

Ông Đinh Thanh Tâm chi hơn 120 tỷ đồng mua 5 triệu cổ phiếu CKG

Ông Đinh Thanh Tâm báo cáo đã thực hiện mua 5 triệu cổ phiếu CKG để đầu tư. Được biết trước đó, ông Đinh Thanh Tâm không giữ cổ phiếu CKG. Để thực hiện giao dịch trên, ông cần chi hơn 120 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần vốn hóa của Địa ốc Đà Lạt - nơi ông Đinh Thanh Tâm đang giữ chức Tổng Giám đốc.

Sau giao dịch này, cổ đông lớn của CIC Group là ông Nguyễn Xuân Dũng, thành viên HĐQT, sở hữu 9.162.460 cổ phiếu, tỷ lệ 9,62%; ông Trần Thọ Thắng, Chủ tịch HĐQT, sở hữu 8.912.474 cổ phiếu, tỷ lệ 9,36% và ông Đinh Thanh Tâm, Phó Chủ tịch HĐQT, sở hữu 5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,25%.

Ông Đinh Thanh Tâm, CEO Địa ốc Đà Lạt sẽ làm gì khi trở thành cổ đông lớn của CIC Group?
Ông Đinh Thanh Tâm (thứ hai từ trái qua phải) nhận hoa từ ông Trần Thọ Thắng, Chủ tịch HĐQT CIC Group (Ảnh: CIC Group).

Thông tin các thành viên HĐQT và BKS vừa trúng cử của CIC Group

Ông Đinh Thanh Tâm (sinh 1978, quê Quảng Trị) có bằng Cử nhân Luật. Ông bắt đầu giữ chức Tổng Giám đốc Địa ốc Đà Lạt từ 9/2/2021 đến nay. Có 6 cổ đông sở hữu 4.880.600 cổ phiếu CKG, tỷ lệ 5,12% vốn điều lệ của CIC Group đề cử ông làm ứng viên thành viên HĐQT CIC Group.

Ông Nguyễn Xuân Dũng (1980, quê Nghệ An) có bằng Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông đang giữ chức Giám đốc Công ty Cổ phần Dược TIC Việt Nam và Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp Soundton. Ông tự ứng cử làm thành viên HĐQT CIC Group do sở hữu 9.162.460 cổ phiếu CKG, tỷ lệ 9,6%.

Ông Đinh Thanh Thảo (1964, quê Hưng Yên) có bằng Cử nhân Luật của Đại học Cảnh sát nhân dân và đang nghỉ hưu. Ông từng công tác tại trại giam Hoàng Tiến cục V26 Bộ Công an, Phòng CSGT Công an Hà Nội. Ông được 3 cổ đông sở hữu 5.012.460 cổ phiếu, tỷ lệ 5,26% đề cử.

Ông Trần Văn Vinh (quê TP. Hồ Chí Minh) có bằng Cử nhân Kinh tế và đã nghỉ hưu. Ông từng công tác tại Nhà máy giấy Quốc doanh Thủ Đức (1980-1995), Công ty Cơ khí Quang Trung (1995-2003), Công ty Cổ phần Giấy Xuân Đức (2003-2014), Công ty Giấy Phúc Thịnh Phát (2014-2019). Ông được 5 cổ đông sở hữu 4.774.980 cổ phiếu CKG, tỷ lệ 5,01% đề cử.

Ông Võ Văn Ý (1994, quê Quảng Ngãi) có bằng Cử nhân Luật. Ông đã từng làm việc tại Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen, Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam và đang làm việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Dakao, Công ty TNHH Maslaw. Ông được 5 cổ đông sở hữu 4.964.120 cổ phiếu CKG, tỷ lệ 5,21% đề cử.

Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm Top đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM .
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn đang thu hút khá nhiều luồng ý kiến, trong đó lộ trình thực hiện rất được quan tâm.
Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Thay vì tính một mức phí SMS Banking cố định hàng tháng như trước, hiện nhiều ngân hàng đã chuyển sang tính phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh.
Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu của toàn cầu. Cần phải có những ưu tiên thúc đẩy tài chính xanh để giải quyết vấn đề thiếu nguồn lực cho tăng trưởng xanh.
Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước quy định, từ ngày 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được có chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập (mật khẩu).

Tin cùng chuyên mục

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay.
Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Sự phục hồi nhu cầu trong nước và xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh lạm phát cao đã gia tăng thu ngân sách. Dự báo, thu ngân sách 2024 về đích trước hẹn.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cần lộ trình hợp lý, kết hợp xử lý nghiêm vi phạm, nâng cao nhận thức cộng đồng là giải pháp cần áp dụng đồng bộ.
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Báo cáo thường niên của VietinBank được tăng cường nội dung, gia tăng hàm lượng thông tin liên quan đến kinh doanh, thực hành ESG để đảm bảo tính minh bạch.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.
Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP ngày 15/11/2024 bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự.
ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Ngày 14/11/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng.
Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, không thiếu vốn dành cho đồng bằng sông Cửu Long, nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn.
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.
Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Tại Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng: Thay đổi trụ sở chính, góp vốn, mua cổ phần, bổ sung thành viên Hội đồng quản trị,…
Nhà băng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Những giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc trong gian đoạn cuối năm.
Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife Việt Nam được vinh danh trong “Top 40 Doanh nghiệp xuất sắc trong gắn kết mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội" tại lễ tôn vinh Saigon Times CSR
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Thông qua chương trình “Mở BIZ MBBank ngay - Quay trúng lớn”, MB mang đến hàng loạt phần thưởng hấp dẫn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp SME.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không ngừng hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank là ngân hàng có thu nhập hoạt động và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất ngành ngành Ngân hàng.
BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội BIDV và KiotViet đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2024 với sự tăng trưởng nổi bật ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý 2 trước đó
Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT và Sun Life Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Sáng 14/11, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Giữa rừng tiện ích ngày càng nở rộ, những sản phẩm, dịch vụ đi từ sự thấu hiểu nhu cầu được xây dựng trên nền tảng ngân hàng số hiện đại của TPBank vẫn độc đáo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động