Chủ nhật 22/12/2024 08:47

Ninh Thuận dành 20 tỷ đồng, lãi suất 0% bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch số 4688/KH-UBND ngày 9/10 về việc thực hiện bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận tạm ứng nguồn vốn ngân sách địa phương 20 tỷ đồng, với lãi suất 0% để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đơn vị trong tỉnh vay dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.

Thời gian để các doanh nghiệp, đơn vị chuẩn bị nguồn hàng và tổ chức bán các mặt hàng thiết yếu bình ổn thị trường, giá cả trên địa bàn tỉnh là 03 tháng, dự kiến bắt đầu từ ngày 25/12/2024 đến hết ngày 25/3/2025.

Ninh Thuận hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh vay dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân dịpTết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (Ảnh: Sở TTTT)

Các nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu dự kiến nằm trong chương trình bao gồm: Gạo, lương thực khô, đường ăn, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến và rau, củ, quả.

Đối tượng tham gia chương trình là các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo quy định, có hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đáp ứng các yêu cầu, quy định của chương trình bình ổn thị trường và quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đảm bảo đầy đủ, thường xuyên số lượng hàng hóa thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa trên thị trường; phân phối bán lẻ các mặt hàng thiết yếu rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu hàng hóa tham gia chương trình bình ổn thị trường là hàng Việt Nam, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhãn hàng hóa theo quy định; nguồn cung hàng hóa bình ổn dồi dào, đáp ứng nhu cầu của nhân dân kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

Cùng với ban hành Chỉ thị, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh dịp tết Nguyên đán, hàng năm, Sở Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp (DN), hệ thống phân phối chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ để điều phối, thực hiện ngay khi có yêu cầu.

Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận còn phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả hàng hóa; đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua để có phương án hoặc biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường. Đồng thời, triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và tết Nguyên đán.

Trước đó, đã có 5 doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa thiết yếu để bình ổn thị trường phục vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, với tổng giá trị hàng hóa khoảng 16 tỷ đồng. Thời gian để chuẩn bị nguồn hàng và tổ chức bán các mặt hàng thiết yếu bình ổn thị trường là 3 tháng, từ ngày 29/11/2023 đến hết ngày 28/2/2024. Lượng hàng hóa chuẩn bị phục vụ yêu cầu tiêu dùng trong dịp Tết gồm: 12.000 tấn gạo, nếp; 900 tấn thịt heo, bò; 1.000 tấn thịt gà, vịt; 10 triệu quả trứng gà, vịt; 350 tấn thực phẩm chế biến; 610.000 lít dầu ăn; 200 tấn đường và 10.000 tấn rau, củ, quả tươi.

Kim Xuyến
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Ninh Thuận

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá