Thứ ba 05/11/2024 12:24

NIC - Sẵn sàng đón những “ông lớn” công nghệ trong ngày hội quốc tế về đổi mới sáng tạo

Hàng hàng trăm công ty công nghệ hàng đầu thế giới và trong nước sắp có mặt tại NIC để tham dự Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023.

Theo đó, từ ngày 28/10 đến 01/11/2023, Triển lãm Quốc tế về Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023) sẽ diễn ra tại /chu-de/trung-tam-doi-moi-sang-tao-quoc-gia.topic (viết tắt: NIC) tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Tại sự kiện này NIC chính thức cắt băng khánh thành sau gần 3 năm thi công xây dựng. Sự kiện dự kiến quy tụ hàng trăm “ông lớn” công nghệ cùng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Đặc biệt, theo kế hoạch Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Lễ khai mạc Triển lãm và cắt băng khánh thành Tòa nhà NIC.

Đến thăm NIC khi chỉ còn 14 ngày nữa sẽ diễn ra Triển lãm VIIE 2023, chia sẻ với phóng viên ông Vũ Quốc Huy – Giám đốc NIC cho biết, từ khi khởi công xây dựng đến nay NIC luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong những ngày gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng luôn hỏi thăm tình hình, tiến độ thi công các hạng mục còn lại của công trình cũng như công tác chuẩn bị cho VIIE 2023.

Ngày 28/10 tới đây, trụ sở Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ được khánh thành ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Song hành cùng sự kiện này, Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023) cũng sẽ được tổ chức.

NIC đang gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng trước khi đón các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đến tham dự Triển lãm quốc tế về Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 vào ngày 28/10 tới đây. Ảnh: Thu Hường

NIC được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 1269/QĐ-TTg, ngày 02/10/2019, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, NIC hoạt động tự chủ hoàn toàn cả chi đầu tư và chi thường xuyên, không sử dụng một đồng nào từ ngân sách nhà nước.

Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của NIC là thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo; xây dựng vận hành mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam. Đây là 4 chức năng nhiệm vụ quan trọng của NIC nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Bốn năm qua, đặc biệt giai đoạn đầu NIC gặp nhiều khó khăn thách thức, dưới sự quan tâm sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NIC dần vượt qua khó khăn thách thức ban đầu trong việc huy động nguồn lực, kiện toàn bộ máy để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao cho NIC.

Ông Vũ Quốc Huy chia sẻ, ngoài việc phát triển 2 cơ sở tại Hà Nội và Hòa Lạc, hiện NIC đã xây dựng được một hệ thống các đối tác rất lớn trong hệ sinh thái, bao gồm rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế; nhiều quỹ đầu tư các tổ chức hỗ trợ và cơ quan nhà nước.

NIC tập trung thúc đẩy hình thành các hệ sinh thái các chuỗi cung ứng các chuỗi hợp tác liên quan 8 lĩnh vực. Ảnh: Thu Hường

Chức năng chủ yếu của NIC là thể hiện sự kết nối các thành tố của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với nhau, tạo ra sự hợp tác, hiệu quả để tạo ra công nghệ, giá trị thúc đẩy thương mại hóa, thúc đẩy sáng tạo cho các công nghệ mới phù hợp với lĩnh vực trọng tâm của NIC cũng như CMCN 4.0.

Với riêng NIC, quá trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo tập trung vào công nghệ với 8 lĩnh vực trọng tâm là: Nhà máy thông minh, Đô thị thông minh, Nội dung số, An ninh mạng, Công nghệ môi trường, Công nghệ Y tế, Công nghiệp bán dẫn và Công nghệ Hydrogen.

Tất cả các hoạt động của NIC cố gắng tập trung thúc đẩy hình thành các hệ sinh thái các chuỗi cung ứng các chuỗi hợp tác liên quan 8 lĩnh vực này.

NIC đóng vai trò là một tổ chức trung gian khi làm việc và kết nối với các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính… trong việc hỗ trợ gọi vốn và cơ sở mặt bằng cho các startup ngay từ giai đoạn đầu. NIC sẽ xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh, nơi các startup có thể được tiếp xúc với các tập đoàn, doanh nghiệp, các viện, trường, các chuyên gia trong và ngoài nước. Trong khi đó, các quỹ đầu tư khởi nghiệp chỉ dừng ở việc đầu tư và gọi vốn cho các startup.

Doanh nghiệp starup công nghệ in 3D - Digman đã hoạt động rất thành công với sự hỗ trợ từ NIC. Ảnh: Thu Hường

Ông Huy cho hay, thời gian qua NIC đã hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ lớn như: Google, Meta, Amzon... Đồng thời vận hành mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, hiện nay NIC đã quy tụ các chuyên gia, trí thức của Việt Nam trên thế giới trong mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam do Bộ trưởng khởi xướng.

Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam trên toàn cầu đã hình thành với 2.000 thành viên, gồm các chuyên gia, trí thức người Việt tiêu biểu trong và ngoài nước tại 20 quốc gia, vùng lãnh thổ (8 mạng lưới thành phần tại Đức, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, châu Âu, Đài Loan (Trung Quốc), Bờ Đông và Bờ Tây Hoa Kỳ).

Ông Vũ Quốc Huy-Giám đốc NIC chia sẻ về những mục tiêu của NIC trong thời gian tới cũng như sự kiện VIIE 2023 sắp diễn ra tại Việt Nam. Ảnh: Thu Hường

"Trong nhiệm vụ của mình, NIC sẽ xây dựng Trung tâm đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam mà còn đáp ứng nhu cầu của thế giới"- ông Huy cho hay.

Đặc biệt, về phát triển công nghiệp bán dẫn, trung tâm đã nhanh chóng mở rộng quan hệ với nhiều đối tác (Synosyps, Cadence, Nvidia,...); triển khai xây dựng trung tâm ươm tạo, thiết kế chip bán dẫn tại các cơ sở của NIC (dự kiến khai trương trong tháng 10-11/2023); nghiên cứu đề án phát triển nhân lực cho ngành chip bán dẫn; xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ngành bán dẫn; tổ chức các hội nghị và chương trình kết nối các đối tác ngành bán dẫn trong và ngoài nước.

Theo ông Vũ Quốc Huy, NIC tự chủ 100% kinh phí hoạt động- đây là khó khăn, thách thức đối với NIC nhưng đồng thời cũng là cơ hội để NIC phát huy khả năng “sáng tạo” của mình. Do vậy, để hoạt động ổn định và phát triển, NIC phải xây dựng được cơ chế hoạt động để thu hút được doanh nghiệp, các starup và nguồn lực về đầu tư, công nghệ và đặc biệt là con người. NIC có thể cung cấp các dịch vụ hoặc các hoạt động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ đóng góp trở lại.

Tuy NIC không phải là một trung tâm nghiên cứu tập trung (R&D), nhưng lại có thể bảo trợ, hỗ trợ cho các dự án R&D. Nếu cần một sự đối chiếu về mô hình, thì có thể tạm gọi NIC là một trung tâm R&D mở.

Thay vì trực thuộc một tập đoàn cụ thể, NIC là trung tâm mở khi cho phép nhiều doanh nghiệp, đơn vị, các startup có thể thử nghiệm các sản phẩm mới. NIC sẽ hỗ trợ các phòng lab với trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm. Đồng thời giúp các startup trong việc nâng cao năng lực quản lý vận hành, tiếp thị, mở rộng thị trường… thông qua các khóa học do NIC tổ chức.

Cơ sở NIC Hà Nội là nơi trải nghiệm các công nghệ mới giúp doanh nghiệp định hình được nhu cầu công nghệ mình cần. Ảnh: Thu Hường

Trong tương lai, NIC hướng đến mục tiêu trở thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo hàng đầu trong khu vực và thế giới. Khi nghĩ đến đổi mới sáng tạo, bạn sẽ nghĩa tới NIC. Đây là mục tiêu mà chúng tôi đặt ra trong thời gian tới”- ông Huy khẳng định.

Với tổng diện tích sàn gần 20.000 m2, bao gồm 2 khối nhà làm việc và một khối nhà trung tâm hội nghị quốc tế, NIC Hòa Lạc được kỳ vọng là một mắt xích trọng yếu để hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Việt Nam, kết nối sâu rộng với quá trình đổi mới sáng tạo khắp thế giới.

Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023) sẽ giới thiệu các sản phẩm và các giải pháp công nghệ mới trong 8 lĩnh vực trọng tâm của NIC gồm: Nhà máy thông minh, đô thị thông minh, nội dung số, an ninh mạng, công nghiệp bán dẫn, công nghệ môi trường, công nghệ hydrogen và công nghệ y tế.

Triển lãm cũng kết nối các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ đổi mới sáng tạo trên thế giới; đồng thời khám phá xu hướng đổi mới, giải pháp đột phá và ứng dụng tiên tiến trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Một số doanh nghiệp như: SK, Samsung, Google, Meta, Signify, Intel, VISA, Viettel, FPT, THACO, VNPT, Sovico, VNG, MoMo... sẽ giới thiệu công nghệ tại sự kiện.

Trong khuôn khổ Triển lãm cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Hội thảo quốc tế chuyên ngành; Diễn đàn Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (VVS); Ngày hội STEAM & Robotics; Gala trao giải Better Choice Awards...

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Nở rộ dịch vụ ''lấy lại tiền bị lừa'' trên mạng xã hội, Cục An toàn thông tin khuyến cáo gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Người đứng đầu đóng vai trò quan trọng

Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam

Sắp diễn ra Triển lãm công nghệ thông minh lần thứ 2

Cách khắc phục máy tính gặp lỗi 'màn hình xanh' ở hệ điều hành Microsoft