Những thầy cô thương trò, mến trẻ ở vùng cao Đà Bắc

Dù điều kiện còn nhiều thiếu thốn, các thầy cô giáo vùng cao Hòa Bình vẫn cần mẫn bám trường, bám lớp, gieo chữ cho bao thế hệ học trò.
Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023 Người có uy tín nêu gương, khẳng định vai trò ở vùng cao Hòa Bình Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Gian nan đường đến trường, đứng lớp

Nánh Nghê là xã vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn) của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Nơi đây có địa hình phức tạp, đồi núi chia cắt, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Để tới được đây, phóng viên phải mất gần 4 giờ đồng hồ từ trung tâm TP. Hòa Bình vượt con đường rừng nhỏ hẹp, quanh co, khúc khuỷu, toàn đèo dốc dài chừng 100km.

Những thầy cô thương trò, mến trẻ ở vùng cao Đà Bắc
Đường sá đi lại giữa các điểm trường ở xã Nánh Nghê còn rất khó khăn, vất vả

Là người gắn bó với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Nghê 26 năm qua, thầy Xa Văn Phanh nhớ lại: “Từ năm 1997, tôi bắt đầu lên Nánh Nghê công tác, ngày đó còn chưa có đường bộ, bắt buộc phải đi thuyền lênh đênh ngược lòng hồ Hòa Bình mới tới được điểm trường giảng dạy. Ở nơi vùng cao heo hút, bốn bề là núi, chỉ có tiếng chim rừng làm bạn, mới cảm nhận rõ sự khó khăn, vất vả của bà con nơi đây”.

Những thầy cô thương trò, mến trẻ ở vùng cao Đà Bắc
Thầy Xa Văn Phanh đã có 26 năm giảng dạy, gắn bó với học sinh vùng cao xã Nánh Nghê

Theo thầy Phanh, vào thời điểm đó, việc vận động, duy trì học sinh đến lớp là cả một vấn đề nan giải, bởi cái ăn không đủ nghĩ gì tới chuyện học hành. Cuộc sống quá khó khăn nên việc học sinh nghỉ học giữa chừng hoặc đi học theo kiểu “giã gạo” diễn ra thường xuyên. Sau 1 ngày đứng lớp, các thầy cô phải tranh thủ buổi tối tìm đến nhà học sinh để vận động phụ huynh đưa con em đến trường.

Khoảng 10 năm trở lại đây, huyện Đà Bắc thống nhất chủ trương để trường Đồng Nghê thực hiện mô hình bán trú, hỗ trợ mọi chi phí, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh ở các xóm bản cách xa điểm trường trung tâm xã, được ăn ở và học tập tại trường. Qua đó, tỷ lệ học sinh đến lớp chuyên cần hơn, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

Những thầy cô thương trò, mến trẻ ở vùng cao Đà Bắc
Yêu nghề, thương trẻ, các thầy cô giáo mới đủ nhiệt huyết tình nguyện lên vùng cao giảng dạy

Cô Đinh Thị Kiền (29 tuổi, giáo viên lớp 6A) chia sẻ: “Nhà tôi ở xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, tháng 3/2023, tôi được phân công tác về trường Đồng Nghê giảng dạy, khoảng cách từ nhà tôi đến trường là 180km. Do đường sá xa xôi, cách trở nên tôi phải ở lại “cắm bản” từ thứ 2 đến thứ 6 mới được về nhà để thăm chồng và chăm sóc con cái”.

Cô Kiền nói, làm giáo viên vùng cao “cắm bản”, có khi cả tháng mới về thăm nhà 1 lần, con cái xa bố mẹ, cũng nhiều thiệt thòi lắm. Dẫu biết vất vả là thế, điều kiện sinh hoạt thì thiếu thốn, nhưng nhìn bao thế hệ học trò nơi đây lại không nỡ rời bỏ… bởi trót coi các em như chính con đẻ của mình.

Những thầy cô thương trò, mến trẻ ở vùng cao Đà Bắc
Cô Đinh Thị Kiền vượt quãng đường 180km từ nhà đến trường Đồng Nghê để gieo chữ cho học trò vùng cao

“Thương trò, mến trẻ” gắn bó với vùng cao

Là cô giáo trẻ mới về công tác tại trường, cô Phạm Phương Linh (23 tuổi, thị trấn Đà Bắc) tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp đại học ngành sư phạm, em liền đăng ký lên trường Đồng Nghê (xã Nánh Nghê) để dạy học. Do chưa quen nguồn nước, môi trường sống, nên em cùng nhiều thầy cô mới về bị ốm cả tuần. Hàng ngày, các thầy cô phải dậy từ lúc 5 - 6h sáng, ở nơi vùng cao heo hút này, nỗi nhớ nhà luôn túc trực, cũng bởi yêu nghề, mến trẻ mới đủ dũng cảm lên đây công tác”.

Theo cô Linh, khó khăn và “ám ảnh” nhất là quãng đường đi lại giữa các điểm trường, toàn dốc đá cheo leo, khúc khuỷu, tưởng chừng ngã bất kì lúc nào. Nhiều hôm mưa bão, đường sá bị chia cắt, giáo viên phải ngủ lại các điểm trường cả tháng là chuyện thường.

Những thầy cô thương trò, mến trẻ ở vùng cao Đà Bắc
Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông ở xã Nánh Nghê còn rất thiếu thốn

Cô Nguyễn Thị Nhiên – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Nghê cho biết, nhà trường hiện có 38 cán bộ giáo viên, nhân viên và 258 học sinh, chủ yếu là dân tộc Tày, Mường, Dao. Trường được chia thành 3 điểm trường, trong đó xa nhất là điểm trường xóm Đăm (cách trung tâm xã 18km), điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, giao thông vô cùng khó khăn, nhất là vào mùa mưa khiến đường trơn trượt, thường xuyên sạt lở rất khó đi lại.

“Có những thầy giáo gắn bó với nhà trường, với học trò xã Nánh Nghê từ năm 1997 đến nay như thầy Xa Văn Phanh. Hay những cô giáo trẻ như cô Bùi Thị Thiên, Lý Thị Lan, Bàn Thị Hải... đã từng là học sinh của trường Đồng Nghê, nay trở về cống hiến sức trẻ, nhiệt huyết, đem kiến thức mình học được truyền đạt cho các em nhỏ. Các thầy cô đều không quản ngại xa xôi, vất vả, xa gia đình, con cái… để đến với học trò vùng cao, hy sinh tuổi xuân vì sự nghiệp giáo dục” – cô Nhiên chia sẻ.

Những thầy cô thương trò, mến trẻ ở vùng cao Đà Bắc
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Nghê, xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc

Ông Đặng Minh Tấn - Chủ tịch UBND xã Nánh Nghê thông tin, toàn xã hiện có 832 hộ và khoảng 3.172 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mường, Tày, Dao… đời sống kinh tế phụ thuộc vào nông, lâm, ngư nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao.

Ông Tấn cho biết, mặc dù chỉ cách trung tâm huyện Đà Bắc hơn 80km nhưng phải mất gần 3 giờ đồng hồ qua những đoạn đường đèo dốc, quanh co và cả những con đường dân sinh nhỏ hẹp một bên là vách núi, một bên là sông Đà, men theo tỉnh lộ 433 mới đến được trung tâm xã. Dù đường sá đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhưng nhiều đoạn vẫn thường xuyên sạt lở, cảnh báo nguy hiểm mỗi khi mùa mưa lũ.

Những thầy cô thương trò, mến trẻ ở vùng cao Đà Bắc
Dẫu biết vất vả là thế, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, nhưng nhìn bao thế hệ học trò xã Nánh Nghê các thầy cô lại không nỡ rời bỏ… bởi trót coi các em như chính con đẻ của mình

Chủ tịch UBND xã Nánh Nghê rất mong các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, các “mạnh thường quân” tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông đường bộ để bà con đi lại thuận tiện, thúc đẩy giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Dần Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Thanh Hóa tuyên truyền, vận động người dân giao nộp hàng nghìn loại vũ khí, vật liệu nổ

Thanh Hóa tuyên truyền, vận động người dân giao nộp hàng nghìn loại vũ khí, vật liệu nổ

Trao tặng mũ bảo hiểm và hướng dẫn an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 khu vực phía Nam

Trao tặng mũ bảo hiểm và hướng dẫn an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 khu vực phía Nam

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Đã tìm ra quán quân đại sứ truyền thông Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh - HUIT

Đã tìm ra quán quân đại sứ truyền thông Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh - HUIT'S Iconic 2024

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Hà Nội và Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP

Hà Nội và Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP

Quảng Bình: Xe tải chở 30 con bò lao xuống vực, tài xế tử vong

Quảng Bình: Xe tải chở 30 con bò lao xuống vực, tài xế tử vong

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Xem thêm