Những người trẻ đam mê “số hóa” quản lý sản xuất ngành dệt may

Nhóm bạn trẻ Trần Thị Thanh Loan (1991), Nguyễn Cửu Long (1994) và Nguyễn Văn Thuật (1991) đều quê Quảng Nam, cùng nhau theo đuổi dự án khởi nghiệp Retex – Nền tảng quản lý sản xuất may mặc theo thời gian thực với “tham vọng” “số hóa” quy trình quản lý, sản xuất ngành dệt may Việt Nam.

Từ những bất cập trong quản lý, theo dõi đơn hàng

Làm việc ở khâu quản lý sản xuất của một doanh nghiệp dệt may, Trần Thị Thanh Loan nhận thấy những hạn chế còn tồn tại trong khâu quản lý sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đó là việc theo dõi tiến độ làm việc của nhân viên, số lượng hàng hóa, lượng nguyên vật liệu hay chất lượng sản phẩm còn thủ công và rời rạc. “Mình nhận thấy cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển rất mạnh mẽ, với những ứng dụng số hóa mang tính thực tiễn rất là cao. Từ đó, mình suy nghĩ, vì sao không ứng dụng chuyển đổi số vào “số hóa” quy trình quản lý, sản xuất của ngành dệt may”, Thanh Loan kể. Từ trăn trở đó, Thanh Loan đã cùng với nhóm bạn là Nguyễn Cửu Long, Nguyễn Văn Thuật hình thành ý tưởng khởi nghiệp phát triển dự án Retex - ứng dụng quản lý sản xuất may mặc theo thời gian thực với mục tiêu giúp các doanh nghiệp dệt may dễ dàng trong việc quản lý, minh bạch trong quy trình sản xuất. Qua đó tiết kiệm được chi phí, giảm tải công việc và nâng cao năng lực sản xuất.

Những người trẻ đam mê “số hóa” quản lý sản xuất ngành dệt may
Ứng dụng Retex cho phép theo dõi tiến độ đơn hàng dệt may, tự động cập nhật theo thời gian thực

Team chỉ có 3 người nhưng lại “dấn thân” vào khởi nghiệp trong sản xuất công nghiệp – lĩnh vực “khó nhằn” nhất khi khởi nghiệp nên mỗi bước đi của Retex luôn gặp những khó khăn. Mỗi thành viên trong nhóm đã phân chia công việc cụ thể, trong đó, Thuật phụ trách chính về xây dựng phần mềm quản lý, còn Loan và Long đã quen với quy trình quản lý truyền thống của doanh nghiệp dệt may nên từng bước căn chỉnh để ứng dụng có thể khắc phục được những “hạn chế” của quản lý thủ công, “số hóa” tối đa các công việc có thể chuyển đổi số.

Vì là dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tính khả thi của ý tưởng chỉ có thể được đánh giá trực quan nhất khi áp dụng cụ thể vào quy trình sản xuất của một doanh nghiệp thực, nhóm bạn trẻ đã tìm đến và thuyết phục từng xưởng may tham gia “thí điểm” ứng dụng của mình.

Rất may, mặc dù ngành dệt may là ngành nghiêng về thâm dụng lao động, nhưng doanh nghiệp dệt may cũng rất nhanh nhạy và sẵn sàng thay đổi để việc quản lý vận hành và sản xuất đạt hiệu quả tối ưu hơn.

Ông Đinh Duy Phú – Giám đốc Công ty TNHH May Phú Tường (Điện Bàn, Quảng Nam), một trong 10 đơn vị đang thí điểm triển khai ứng dụng Retex vào quản lý quy trình sản xuất cho biết, trước đây, để theo dõi tiến độ hay chất lượng đơn hàng thì cần xuống trực tiếp xưởng; hoặc từng xưởng trưởng, quản lý phải làm email báo cáo, mỗi người một email khác nhau nên việc theo dõi sản xuất mất nhiều thời gian. “Công ty có 4 xưởng sản xuất đặt ở các địa điểm khác nhau, nên cứ hai ngày tôi phải trực tiếp kiểm tra tiến độ làm việc một lần, vì vậy rất tốn thời gian và không chủ động được tiến độ đơn hàng”, ông Phú cho hay. Đối với hoạt động sản xuất công nhân khi xảy ra sự cố hoặc muốn báo lỗi sản phẩm thì phải bỏ dở công việc để đi tìm kỹ thuật, cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến chuyền sản xuất.

“Khi nghe các bạn trẻ trình bày, thuyết phục triển khai chương trình ứng dụng Retex, tôi khá hào hứng và đã đồng ý. Một mặt là tạo điều kiện để các dự án khởi nghiệp phát triển, nhưng quan trọng hơn, nếu thành công như kỳ vọng, doanh nghiệp dệt may cũng được hưởng lợi. Đến nay, chi phí để “số hóa” quy trình sản xuất cũng tương đối, nhưng bù lại, việc quản lý và theo dõi sản xuất thuận tiện và đồng bộ hơn nhiều”, ông Phú chia sẻ.

Những người trẻ đam mê “số hóa” quản lý sản xuất ngành dệt may
Để sử dụng ứng dụng, hạ tầng cứng doanh nghiệp cần trang bị là thiết bị thông minh, có kết nối Internet, còn lại mọi thông tin về hoạt động của xưởng may, chuyền may sẽ được cập nhật lên cùng một kho dữ liệu chung

Đến tham vọng “cách mạng số hóa” ngành dệt may

Nguyễn Văn Thuật cho biết, Retex là cụm từ viết tắt của Revolution Textile có nghĩa là “Cách mạng ngành dệt may" mang hàm ý chuyển đổi số ngành may và tạo ra các nhà xưởng thông minh.

Retex được thiết kế, xây dựng hoàn toàn trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, có thể triển khai, bảo trì, nâng cấp dễ dàng và nhanh chóng. Giúp cho người sử dụng làm việc mọi lúc, mọi nơi chỉ với một thiết bị được kết nối mạng Internet. Nền tảng Retex kết hợp với các thiết bị IoT tạo ra các nhà xưởng thông minh.

Chia sẻ về cách thức hoạt động của ứng dụng, Thuật cho biết, yêu cầu bắt buộc và đơn giản để triển khai ứng dụng là phải có kết nối Internet và các thiết bị hỗ trợ thông minh (máy tính bảng, điện thoại thông minh).

Các máy tính bảng, điện thoại thông minh sẽ được đặt ở các vị trí, các khâu sản xuất cần theo dõi, ví dụ như tại từng chuyền may, tại kho nguyên liệu, khu vực kiểm hàng…. Ở từng khâu sản xuất cụ thể, thiết bị hỗ trợ sẽ được cài đặt những tính năng phù hợp với khâu sản xuất đó. Ví dụ, ở chuyền may sẽ có tính năng gọi cơ điện, gọi tổ cắt, gọi tổ trưởng, gọi hỗ trợ kỹ thuật khi có sự cố. Tổ trưởng chuyền may thay vì phải trực tiếp đi gọi những bộ phận trên thì giờ chỉ cần chạm tay vào màn hình bộ phận cần được hỗ trợ sẽ tiếp nhận thông tin và sẽ có mặt.

Mỗi công ty khi cài đặt Retex sẽ được cấp một tài khoản để quản lý và sử dụng. Ở mỗi cấp độ, quyền truy cập thông tin sẽ khác nhau. Ví dụ, cấp giám đốc công ty - lãnh đạo công ty sẽ có quyền truy cập vào toàn bộ tất cả các hoạt động, quy trình; các cấp thấp hơn sẽ bị giới hạn truy cập, chỉ truy cập ở lĩnh vực của mình hoặc có liên quan.

Việc theo dõi tiến độ đơn hàng may sẽ được cập nhật theo từng giờ, từng phút, doanh nghiệp có thể quản lý sản xuất theo đúng thời gian thực ở mọi lúc, mọi nơi và có thể kịp thời hiệu chỉnh sản xuất để đảm bảo tiến độ đơn hàng cũng như chất lượng sản phẩm.

Những người trẻ đam mê “số hóa” quản lý sản xuất ngành dệt may
Lãnh đạo hoặc bộ phận quản lý công ty, xưởng may có thể cập nhật tiến độ đơn hàng, tình trạng kho nguyên vật liệu mọi lúc, mọi nơi theo thời gian thực chỉ với 1 thiết bị điện thoại hoặc máy tính có kết nối
Internet

“Về cơ bản, các chuyền sản xuất may mặc khá giống nhau nên việc ứng dụng chung khá dễ dàng. Đối với những đơn vị có chuyền sản xuất hoặc yêu cầu quản lý khác biệt Retex sẽ nghiên cứu và điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu đó”, Thuật cho hay và chia sẻ thêm “Chúng mình kỳ vọng năm 2021 ứng dụng sẽ được các doanh nghiệp dệt may đón nhận và nhóm có thể góp phần vào thúc đẩy chuyển đổi số của ngành công nghiệp sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng. Và nếu thuận lợi, thời gian tới, nhóm sẽ nghiên cứu ứng dụng quản lý sản xuất cho thêm những ngành sản xuất riêng biệt khác”.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cần cảnh giác trước hình thức lừa đảo sử dụng AI để tránh bị sập bẫy chiếm đoạt tài sản

Cần cảnh giác trước hình thức lừa đảo sử dụng AI để tránh bị sập bẫy chiếm đoạt tài sản

Người dân cần nâng cao nhận thức về an toàn không gian mạng, tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết thủ đoạn lừa đảo sử dụng AI để tránh bị sập bẫy chiếm đoạt tài sản.
TikTok trước làn sóng “bị cấm”

TikTok trước làn sóng “bị cấm”

TikTok được phát triển bởi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, ByteDance, ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9/2016 với tên gọi là “Douyin”.
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 26/4, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội nghị tập huấn “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
3 lý do để lạc quan vào ngành xe điện trong tương lai

3 lý do để lạc quan vào ngành xe điện trong tương lai

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp xe điện đã có vài tháng đầu năm “khủng khiếp”, nhưng nhu cầu có thể sẽ tăng trong thời gian tới.
Đề xuất giải pháp công nghệ số thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam - Lào

Đề xuất giải pháp công nghệ số thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam - Lào

Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển Công nghệ FSI đã vinh dự đón tiếp Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith dẫn đoàn đại biểu tới thăm.

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

Chiều 24/4, tại Hà Nội, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT.
Người Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

Người Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

Ông Hoàng Đức Thảo vừa được Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu trao tặng Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu”.
Trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Tối 23/4, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17.
Vì sao chiếc đồng hồ tiền tỷ của Vertu có nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam?

Vì sao chiếc đồng hồ tiền tỷ của Vertu có nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam?

Lượng đặt hàng trong quý I/2024 của Vertu Việt Nam chính hãng cho thấy đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Đáng chú ý, đối tượng khách hàng lại có xu hướng trẻ hóa.
Xe điện Tesla bất ngờ "giảm giá sốc" tại nhiều thị trường lớn

Xe điện Tesla bất ngờ "giảm giá sốc" tại nhiều thị trường lớn

Để cạnh tranh với các dòng xe điện giá rẻ, hãng Tesla đã đưa ra thông báo sẽ hạ giá xe điện tại nhiều thị trường lớn như Trung Quốc và Đức.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Động lực chính tạo bứt phá về năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Động lực chính tạo bứt phá về năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã và đang đóng góp thiết thực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội nói chung và ngành Công Thương nói riêng.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu cuộc gọi lừa đảo

Quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu cuộc gọi lừa đảo

Các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo.
Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.
VinFast mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi cho khách hàng châu Âu

VinFast mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi cho khách hàng châu Âu

Ngày 19/4, VinFast Auto ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Mobivia, nhằm mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi toàn diện cho khách hàng VinFast tại Pháp và Đức.
Phát động Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Phát động Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Ngày 19/4/2024, Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) tiếp tục khởi động mùa thứ 2 với những điểm mới trong thể lệ dự thi.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện

Tại Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024, Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện.
Giải pháp nào bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Giải pháp nào bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp bộ/ngành liên quan tập huấn, phổ biến kiến thức, trang bị một số kỹ năng nhận biết vật cấm gửi qua đường bưu chính.
Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Ngày 19/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
Hỗ trợ chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý

Hỗ trợ chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý

Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa làm việc với Sở Công Thương tỉnh Bến Tre về việc chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý.
CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam: Đi dạo bên hồ Hoàn Kiếm, uống cà phê trứng

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam: Đi dạo bên hồ Hoàn Kiếm, uống cà phê trứng

Ngày 15/4, CEO Apple Tim Cook đã đến Hà Nội trong chuyến thăm kéo dài dự kiến 2 ngày.
Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng Biên tập phụ trách chính thức được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến nhận định, cần tiếp tục khơi thông những vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Bệ phóng hiệu quả cho các giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc của người Việt

Bệ phóng hiệu quả cho các giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc của người Việt

Ngày 13/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ Vinh danh và Trao Giải thưởng Sao Khuê 2024.
Xe điện phương Tây cần làm gì để tiếp tục cạnh tranh?

Xe điện phương Tây cần làm gì để tiếp tục cạnh tranh?

Theo chuyên gia, chính phủ các nước phương Tây cần làm việc với các nhà sản xuất ô tô để giảm bớt những trở ngại cho ngành xe điện trong tương lai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động