Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Động lực chính tạo bứt phá về năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã và đang đóng góp thiết thực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội nói chung và ngành Công Thương nói riêng.
Phối hợp thí điểm một số cơ chế, chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Công bố kết quả triển khai Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024: Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục được cải thiện

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhiều kỳ Đại hội Đảng đã xác định: Khoa học, công nghệ là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Động lực chính tạo bứt phá về năng suất, chất lượng
Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất

Cùng với đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, định hướng lớn để phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo. Chính phủ đã có nhiều giải pháp đầu tư nâng cao các chỉ số đổi mới sáng tạo như: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, tập hợp các chuyên gia, nhà khoa học; xây dựng chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong doanh nghiệp; phát triển Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia…

Hiện nay, tại Việt Nam, các điều kiện khung phục vụ phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đã được hình thành như: Chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, triển khai các quỹ hỗ trợ, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh…

Đồng thời, các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo… ngày càng được hoàn thiện. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động đổi mới sáng tạo, đưa nội dung này trở thành trung tâm của các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, từ năm 2017, Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (thường được gọi tắt là GII) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố hằng năm đã được Chính phủ sử dụng như một công cụ quan trọng nhằm tham khảo, xây dựng, ban hành các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

Cũng từ năm 2017 đến nay, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải thiện (tăng từ vị trí 59 năm 2016 lên vị trí 46 năm 2023). Việt Nam luôn duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp và là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua (gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran).

Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Cộng hòa Moldova và Việt Nam).

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam ngày càng phát triển, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu. Trong những năm qua, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ của khối tư nhân, Nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Theo thống kê từ Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện Việt Nam có khoảng 3.800 startup, trong đó 11 startup được định giá trên 100 triệu USD và 3 startup được định giá trên 1 tỷ USD. Hiện đang có 208 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động và đầu tư cho các startup tại Việt Nam, trong đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa...

Chỉ số xếp hạng của bảng xếp hạng các hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu StartupBlink năm 2023 cũng cho thấy HST của các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có những bước cải thiện, tiếp tục tăng trưởng, đưa Việt Nam xếp hạng thứ 58 trên thế giới về chỉ số này.

Mặt khác, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, thúc đẩy thông qua các đề án, chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam còn nhiều dư địa để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển ngành Công Thương

Trong bối cảnh khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng ngày càng rõ nét đối với các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, hoạt động khoa học công, nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương đã có những bước điều chỉnh nhanh chóng trong định hướng cũng như cách thức tổ chức thực hiện.

Các nhiệm vụ đã tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều chương trình/Đề án khoa học công nghệ cấp quốc gia và các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ. Chẳng hạn như: Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; Đề án Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng; Dự án “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” thuộc Chương trình nâng cao năng suất chất lượng, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam...

Việc nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng hiện đại, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ đã đóng góp quan trọng vào những thành tích ấn tượng của ngành Công Thương những năm qua.

Đó là, sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; nền sản xuất công nghiệp đã đạt năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao; một số ngành có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ...; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao liên tục tăng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; xuất siêu vẫn lập kỷ lục và thương mại nội địa luôn giữ vững được đà tăng trưởng ổn định ở mức cao…

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp từng bước được nâng lên; một số ngành, lĩnh vực đang tiệm cận với trình độ công nghệ của khu vực và thế giới, như: Lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng - điện; không ít các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tiên phong trong xu hướng ứng dụng công nghệ mới và thực hiện chuyển đổi số với hiệu quả hết sức tích cực, mang đến diện mạo, năng lực mới cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong hành trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhiều công trình nghiên cứu của ngành Công Thương đã đạt được những giải thưởng cao, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo lập vị thế về khoa học của Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Đơn cử, ngành Công Thương đã có 8 công trình/cụm công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6.

Đây là sự đánh giá, ghi nhận hết sức có ý nghĩa của Nhà nước đối với nỗ lực của ngành Công Thương trong việc triển khai công tác khoa học và công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Tại Quyết định số 2795/QĐ-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Ban hành Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển ngành Công Thương đến năm 2030 đã nêu rõ: khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là nền tảng quan trọng và khâu đột phá trong chính sách công nghiệp và thương mại để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ngành Công Thương; tự chủ về công nghệ công nghiệp, đặc biệt là các công nghệ then chốt; góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng chung của ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại thông qua các hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới, làm chủ và nội địa hóa công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực tổ chức, quản trị doanh nghiệp; góp phần xứng đáng vào việc thực hiện các mục tiêu chung của toàn ngành Công Thương đến năm 2030: tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.

Đồng thời, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp, trọng tâm là các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần dịch chuyển cơ cấu nội ngành lên các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản xuất; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mới, công nghiệp công nghệ cao; đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2030: tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP và tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%.

Việt Nam đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào vốn và lao động sang mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là mục tiêu dài hạn và để đạt mục tiêu này, cần sự vào cuộc, sự chung tay góp sức của các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội trong ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngày 21/4 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới (The World Creativity and Innovation Day) nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội bền vững và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của con người.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đổi mới sáng tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khách hàng, tài xế Xanh SM đánh giá cao công nghệ S2S

Khách hàng, tài xế Xanh SM đánh giá cao công nghệ S2S

Hệ thống giám sát S2S của Xanh SM được tài xế, hành khách đánh giá cao nhờ tăng cường an toàn trong các tình huống khẩn cấp.
Sở hữu trí tuệ: Nền móng nâng tầm thương hiệu Việt

Sở hữu trí tuệ: Nền móng nâng tầm thương hiệu Việt

Sở hữu trí tuệ không chỉ là tấm khiên bảo vệ thành quả sáng tạo mà còn là “chiếc chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp Việt tự tin bước ra sân chơi toàn cầu.
Kinh tế số Việt Nam: Bệ phóng tăng trưởng mới của ngành quảng cáo

Kinh tế số Việt Nam: Bệ phóng tăng trưởng mới của ngành quảng cáo

Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến đạt 45 tỷ USD vào năm 2025, quảng cáo kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng.
Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ THACO AUTO

Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ THACO AUTO

THACO AUTO giới thiệu loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho 6 dòng xe nổi bật: Kia New Carnival Hybrid, Mazda CX-5, New Peugeot 2008, BMW X3, MINI Clubman và BMW R 18.
Mẫu xe Super Hybrid mới nhất của OMODA & JAECOO

Mẫu xe Super Hybrid mới nhất của OMODA & JAECOO

C7 SHS (hệ thống Super Hybrid) – mẫu xe mới được trang bị công nghệ SHS tiên tiến, sẽ ra mắt vào ngày 23/4 và chính thức bước vào hành trình thử thách ngày 24/4

Tin cùng chuyên mục

Phát triển hạ tầng số xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Phát triển hạ tầng số xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Phát triển trung tâm dữ liệu xanh, giảm tiêu thụ năng lượng là một trong những yêu cầu trọng tâm trong phát triển hạ tầng số xanh.
Công nghệ xanh – Chìa khóa cho tương lai hạ tầng số

Công nghệ xanh – Chìa khóa cho tương lai hạ tầng số

Hội nghị DCCI Summit 2025 do Viettel IDC tổ chức diễn ra ngày 22/4 tại Hà Nội đã quy tụ các chuyên gia hàng đầu về trung tâm dữ liệu, Cloud và trí tuệ nhân tạo.
Ford Everest Sport bản đặc biệt  màu trắng tuyết có giá bán ra sao?

Ford Everest Sport bản đặc biệt màu trắng tuyết có giá bán ra sao?

Phiên bản đặc biệt Ford Everest Sport gây ấn tượng mạnh mẽ với gói trang bị ngoại thất màu đen thể thao: logo EVEREST trên nắp capo, giá bán xấp xỉ 1,2 tỷ đồng.
Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu có gì mới?

Quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu có gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư số 15 quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
Trách nhiệm người đứng đầu trong phát triển khoa học - công nghệ

Trách nhiệm người đứng đầu trong phát triển khoa học - công nghệ

Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Điện lực TKV đẩy mạnh số hóa và sáng kiến kỹ thuật

Điện lực TKV đẩy mạnh số hóa và sáng kiến kỹ thuật

Tự động hóa, tin học hóa và chuyển đổi số đang trở thành trụ cột trong sản xuất tại Tổng công ty Điện lực- TKV, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành, phát triển.
Doanh nghiệp công nghệ mang trí tuệ Việt ra thế giới

Doanh nghiệp công nghệ mang trí tuệ Việt ra thế giới

Tại lễ trao giải Sao Khuê, theo Chủ tịch VINASA, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa mà còn mang trí tuệ Việt ra thế giới.
Quản lý năng lượng hiệu quả giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD

Quản lý năng lượng hiệu quả giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD

Doanh nghiệp toàn cầu có thể tiết kiệm tới 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030 nếu tối ưu hóa quản lý năng lượng và Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này.
Công nghệ số tạo động lực cho chuyển đổi xanh

Công nghệ số tạo động lực cho chuyển đổi xanh

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, các công nghệ số thế hệ mới tạo động lực cho chuyển đổi xanh là AI, IoT, Big Data, chip bán dẫn.
NSCTEX 2025: Gắn kết nhà khoa học và doanh nghiệp dệt may

NSCTEX 2025: Gắn kết nhà khoa học và doanh nghiệp dệt may

Hội nghị khoa học toàn quốc NSCTEX 2025 mở ra diễn đàn kết nối các nhà khoa học, viện trường và doanh nghiệp nhằm đổi mới sáng tạo ngành dệt may, da giày.
Thời cơ vàng cho khởi nghiệp về công nghệ xanh

Thời cơ vàng cho khởi nghiệp về công nghệ xanh

Những định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước đang tạo nền tảng thuận lợi để thúc đẩy một làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ xanh...
Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

Đổi mới sáng tạo: Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn

"Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn" là một trong 3 chủ đề của Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025.
Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

Việt Nam có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực

Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc trong các dịch vụ di động và có thể sớm trở thành quốc gia số hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

VIPC Summit 2025: Điểm hẹn đầu tư công nghệ

Tại VIPC Summit 2025, dòng vốn tư nhân và chiến lược công nghệ hội tụ, tạo lực đẩy mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Chi đầu tư cho công nghệ thông tin có gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung chi cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Honda ICON e: Chọn xanh - sống chất - đi bền

Honda Việt Nam đã chính thức bàn giao những chiếc xe máy điện ICON e: đầu tiên tới tay khách hàng, đánh dấu bước khởi nguyên của kỷ nguyên di chuyển xanh.
Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Các loại xe giúp tiêu thụ ô tô tháng 3/2025 tăng hai con số

Thị trường ô tô Việt Nam khởi sắc khi lượng bán ra trong tháng 3 tăng 47% so với tháng 2. Lượng xe nhập khẩu bán ra vượt qua cả xe sản xuất trong nước.
Số hóa và AI:

Số hóa và AI: 'Chìa khoá' mới cho chuyển dịch năng lượng

Số hóa và AI sẽ là động lực chính cho chuyển dịch năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất qua việc giảm tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa cơ cấu năng lượng.
Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

Zalo là nền tảng tin nhắn được ưa thích tại Việt Nam

Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng mạng xã hội và nhắn tin, với tỉ lệ yêu thích đạt 54% - vượt xa Messenger và Facebook.
AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

AI có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng

Nếu không có sự bảo vệ mạnh mẽ, AI có thể trở thành mục tiêu và vũ khí cho tội phạm mạng.
Mobile VerionPhiên bản di động