Thứ ba 05/11/2024 15:19

Những người hùng trong lũ dữ

Xã Hành Tín Đông (huyện Nghĩa Hành) có 100% nhà bị ngập và cũng là địa phương bị ngập nặng nhất của tỉnh Quảng Ngãi, thế nhưng toàn xã không có ai bị chết do lũ. Có được điều kỳ diệu này, ngoài việc chủ động ứng phó của người dân, thì phải kể đến công lao của những thành viên trong đội cứu hộ.

Các thành viên trong đội cứu hộ ghe ông Hồ Sở

 - Ông Hồ Sở, ở thôn Phú Khương, xã Hành Tín Tây là người được nhân dân trong xã nhắc đến nhiều nhất trong những ngày qua. Khi hỏi về việc cứu người trong lũ, ông Sở cười chỉ vào chiếc ghe ở góc sân: “Nhờ nó mà đã có hàng chục người dân được cứu đó. Nếu không có hai đứa con trai lớn và hai người hàng xóm thì tôi không thể cứu hết được người dân”.

Nói rồi ông chỉ vào hai đứa con trai đứng bên cạnh là Hồ Văn Phê (32 tuổi) Hồ Văn Long (30 tuổi) và hai người hàng xóm là Ngô Văn Lương (43 tuổi) và anh Phan Thanh Tùng (32 tuổi). Ông Sở cho biết: 5 người chúng tôi trên một chiếc ghe mới đủ sức chèo và hỗ trợ nhau cứu dân, nhất là những hộ dân bị mắc kẹt trong những ngôi nhà. Nhiều lúc chúng tôi phải đập ngói, rồi phá ron mè của những ngôi nhà cấp bốn mới đưa được người dân ra. Trong trận lũ vừa qua, ông và những người trong đội nghe của ông không thể nhớ là mình cứu được bao nhiêu người, chỉ biết là ghe ông đi liên tục 6 tiếng đồng hồ để đưa người dân trong những ngôi nhà bị ngập trong lũ đến nơi an toàn. Khi cứu xong mọi người thì đã 8 giờ tối. Các thành viên của ghe ông Sở, gia đình nào cũng bị thiệt hại nặng do lũ, thế nhưng ai cũng hăng hái đi cứu hộ. Như trường hợp của anh  Phan Thanh Tùng. Anh có một đứa con nhỏ, vợ lại mang bầu nhưng sau khi đưa vợ lên núi tránh lũ, anh đã cùng anh em khẩn trương đi cứu hộ. Sau khi lũ rút, mọi tài sản trong nhà anh đã bị lũ cuốn trôi. Thế nhưng lúc nào anh cũng cười tươi nói: “Còn người còn của, làm dần rồi tích góp mua sắm lại”. Riêng ông Hồ Sở, trận lũ vừa qua cũng đã làm cho đàn heo hơn 5 con của ông bị chết, nhiều vật dụng trong nhà bị hư hỏng.

Nhắc đến những người hùng trong cơn lũ lịch sử ngày 15/11 vừa qua, ngoài những người trong đội ghe ông Hồ Sở, nhiều người dân không thể quên được ông Phan Thuận (55 tuổi), ở thôn Phú Khương. Chỉ với một chiếc ghe nhỏ, ông và hai thanh niên trong xóm cũng đã cứu được hàng chục người dân thoát khỏi cơn lũ dữ, trong đó có nhiều trường hợp ông phải dùng pin đi cứu hộ trong đêm. “Vất vả không sao, lo nhất là còn sót người trong nhà mà mình đưa đi không hết, cũng may là bà con ai cũng được đưa lên nơi cao để trú an toàn. Sau lũ, xã không ai bị sao”- ông Thuận cười hạnh phúc.

M.Toàn

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng