Thứ sáu 22/11/2024 11:41

Những lưu ý khi sử dụng điều hòa ô tô vào mùa hè

Điều hòa nhiệt độ trên ô tô có vai trò duy trì mức nhiệt độ lý tưởng trong cabin. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng hiệu quả hệ thống này.

Việc sử dụng điều hòa trên ô tô không đơn giản chỉ là bật tắt máy lạnh, nó còn là cả một kỹ năng sử dụng. Bởi lẽ biết cách sử dụng và bảo dưỡng tốt hệ thống điều hòa sẽ giúp xe hoạt động hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Sử dụng điều hòa ô tô vào mùa hè như thế nào để vừa đảm bảo sức khỏe cho người ngồi trên xe, vừa tiết kiệm nhiên liệu tối đa?

Điều hoà ô tô bị nóng, không mát là một trong các lỗi thường gặp ở hệ thống điều hoà ô tô. Ảnh minh họa

Cố gắng không đỗ xe dưới trời nắng

Vì là “xế hộp”, có thiết kế kín và dễ hấp thu nhiệt khi đỗ dưới ánh nắng mặt trời, do đó không nên đỗ xe dưới trời nắng. Khi xe bị nóng, các thiết bị bằng nhựa trong nội thất sẽ tỏa ra mùi khó chịu có chứa chất Benzel, khi bật điều hòa lên mùi nội thất sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe người ngồi trong xe. Nếu bắt buộc phải đỗ xe dưới trời nắng thì tốt hơn hết nên sử dụng bạt trùm chuyên dụng.

Không bật điều hòa khi chưa khởi động xe

Nếu xe chưa nổ máy mà đã bật điều hòa thì lúc này, ắc quy sẽ phải hoạt động để khởi động quạt gió. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên thì sẽ gây hỏng ắc quy nhanh chóng. Ngoài ra, khi tắt máy mà điều hòa vẫn chưa tắt thì cũng sẽ làm ảnh hưởng đến ắc quy vì bộ phận này phải chịu tải đột ngột. Đó là lý do vì sao chỉ nên bật điều hòa khi đã nổ máy xe và tắt điều hòa trước khi xe tắt máy.

Hạ cửa kính xe trước khi bật điều hòa

Việc hạ kính ôtô trước khi bật điều hòa giúp nhiệt trong xe thoát ra ngoài. Các bộ phận trên xe như: bảng táp lô, ghế da, ốp cửa và nhiều chi tiết khác đều làm từ nhựa. Những chi tiết này khi gặp thời tiết nóng sẽ tỏa ra mùi khó chịu, hạ kính sẽ giúp hơi nóng và mùi khó chịu này thoát ra ngoài.

Do đó, trước khi bật điều hòa, nên mở cửa kính xe, khởi động xe bật quạt gió để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong 5 phút, giúp không khí trong xe trở nên thông thoáng. Lưu ý là phải lên hết kính xe sau khi nhiệt độ trong xe đã phù hợp, tránh để hơi mát thoát ra ngoài gây tốn nhiên liệu.

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

Khi bật điều hòa, thay vì chọn ngay mức lạnh cao nhất khiến cho dàn lạnh hoạt động đột ngột và quá sức, chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ làm mát từ từ. Ngoài ra, việc bật điều hòa ở chế độ lạnh nhất ngay tức thì cũng sẽ khiến tạo sự chênh lệch nhiệt độ trước và sau quá lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngồi trong xe, dễ bị viêm họng hoặc cảm lạnh, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già.

Chọn chế độ lấy gió hợp lý

Điều hòa có 2 chế độ lấy gió là gió trong và gió ngoài. Nếu lấy gió trong thì hệ thống sẽ tuần hoàn không khí trong ca-bin, điều hòa làm mát nhanh hơn, không khí trong lành hơn do không bị ảnh hưởng bởi bụi bặm hay mùi khó chịu từ môi trường ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của việc lấy gió trong là bí, dễ gây buồn ngủ.

Với chế độ lấy gió ngoài, mặc dù khả năng làm lạnh sẽ chậm hơn lại thông thoáng vì gió lấy vào là gió “tươi”. Đây cũng chính là lý do nếu bạn lưu thông trên các cung đường nhiều bụi bặm, ô nhiễm thì không nên lấy gió ngoài.

Linh hoạt sử dụng điều hòa

Tùy vào số lượng hành khách mà điều chỉnh công suất điều hòa thích hợp. Một mẹo nhỏ khác là nên để điều hòa làm lạnh từ từ, tránh trường hợp thiết bị này phải thay đổi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đột ngột.

Theo nghiên cứu, trung bình khi điều hòa hoạt động sẽ tiêu tốn 10% nhiên liệu của ôtô. Khi lái xe ở tốc độ trên 80km/h nên bật điều hòa và đóng kính cửa, để tránh sức cản của gió dẫn đến tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.

Tắt hệ thống điều hòa khi đi vào vùng ngập nước

Trong trường hợp chạy xe vào trời mưa và những khu vực ngập nước cao, nên tắt toàn bộ hệ thống điều hòa tránh rác bẩn theo dòng nước có thể xâm nhập gây kẹt quạt gió làm hỏng hệ thống điều hòa.

Không nên tắt động cơ và điều hòa cùng lúc

Trước khi dừng xe khoảng 10 phút, nên tắt hệ thống điều hòa và mở cửa thông thoáng cho nguồn khí thoát ra bên ngoài sau đó mới tắt máy.

Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên

Giống như điều hòa trong nhà, hệ thống điều hòa trên xe ô tô cũng bị bụi bẩn bám vào lưới lọc và quạt gió từ đó gây tắc nghẽn khiến hơi lạnh không vào được cabin xe.

Do đó, sau vài tháng sử dụng (khoảng thời gian này tùy thuộc vào mức độ cũng như điều kiện sử dụng xe), cần vệ sinh lưới lọc và thay thế nếu cần. Theo tiêu chuẩn bảo dưỡng định kỳ của một số hãng xe, lọc gió điều hòa sẽ thay thế sau 20.000 km. Nếu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhiều bụi bẩn, nóng ẩm thì thay thế lọc gió điều hòa sớm hơn.

Bên cạnh việc làm sạch lưới lọc, nên kiểm tra dây cao áp, dây thấp và bảo dưỡng dàn nóng/lạnh của hệ thống điều hòa đồng thời bổ sung môi chất làm lạnh nếu bị hao hụt.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Ô tô

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đứng đầu các quốc gia ASEAN về số sinh viên theo học tại Hoa Kỳ

Đoàn công tác Bộ Công Thương dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to