Chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV:

Những giải pháp để nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững

Thực hiện nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, sáng 6/11, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường với 04 nhóm vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ NN-PTNT với định hướng làm rõ hơn những giải pháp phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam, xây dựng nông nghiệp, nông thôn theo đúng chủ trương của nhà nước.

Thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp tăng mạnh

Điều hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ rõ, nội dung chất vấn sẽ tập trung vào 04 nhóm vấn đề lớn, gồm: Chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp và công tác mở cửa, phát triển thị trường nông sản, thủy sản.

nhung giai phap de nong nghiep nong dan nong thon phat trien ben vung
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Đi vào nội dung chất vấn, các đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền (Đoàn Thái Bình), Phạm Thị Thu Trang (Đoàn Quảng Ngãi); Châu Chắc (Đoàn An Giang); Phạm Văn Tuân (Đoàn Thái Bình);... lần lượt nêu câu hỏi chất vấn về tình hình, giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giải pháp thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm, giải quyết vấn đề môi trường trong xây dựng nông thôn mới; giải pháp nâng cao kỹ năng, kỹ thuật đánh bắt hải sản; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; giải pháp khắc phục tình trạng "giải cứu nông sản", khắc phục tình trạng được mùa mất giá;…

Trong phần trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã lần lượt giải trình từng nội dung các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước quan tâm. Cụ thể về công tác thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp, dẫn thực tế từ tình trạng khu vực Tây Nguyên, giá cà phê, hồ tiêu,… bấp bênh, đời sống bà con gặp nhiều khó khăn, do tổ chức sản xuất kém hiệu quả và khâu tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định, việc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư, nhất là các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với nông dân từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp với những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư kịp thời, hiệu quả. Nhờ đó, trong 3 năm qua, số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp đã tăng 3 lần, từ hơn 3.000 lên hơn 11.000 doanh nghiệp, trải đều khắp các vùng miền và các lĩnh vực từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản. Đặc biệt, đã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp giúp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Khắc phục tình trạng "giải cứu" nông sản, được mùa mất giá

Về giải pháp khắc phục tình trạng được mùa mất giá, thậm chí mất cả mùa mất cả giá, mất giá kéo dài, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay tổng diện tích đất canh tác cả nước chỉ có 10 triệu ha, song Việt Nam đã tạo ra sản lượng lương thực rất cao, đạt 45 triệu tấn; 5,5 triệu tấn thịt; 8 triệu tấn cá. Và, trong những năm gần đây, Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp và về tổng thể kinh tế nông nghiệp đang đi theo chiều hướng tích cực.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng bất cập lớn nhất của chúng ta là khâu chế biến và tổ chức thương mại, nếu không cải thiện được thì không thể khắc phục được tình trạng được mùa mất giá. Ông ví dụ, ở Tây Nguyên có 5 triệu ha đất, có 5 cây công nghiệp chủ lực, nhưng giai đoạn trước kia phát triển quá nóng. Riêng Việt Nam, sản lượng hồ tiêu đã là 350.000 tấn, chiếm đến 60% sản lượng của thế giới, như vậy là quá thừa.

nói về giải pháp để nâng cao giá trị và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, nhất là lúa gạo – mặt hàng xuất khẩu chủ lực - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trước hết với sản phẩm lúa gạo, giải pháp là cơ cấu lại sản xuất, trong đó tập trung vào sản xuất các giống lúa mới (hữu cơ, tinh túy) hơn...

Trong khi đó, với hoạt động khai thác hải sản, theo Bộ trưởng Cường, hiện nay chúng ta có khoảng 96.000 phương tiện đánh bắt cá, trong đó có hơn 12.000 tàu công suất lớn. Tất cả tàu có công suất lớn đã được trang bị các thiết bị đánh bắt, bảo quản hiện đại. Tuy nhiên, phương tiện vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng nên hiệu quả chưa cao. Do đó, chúng ta cần có lộ trình trình để tường bước nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác cá.

Và về tổng thể, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong thời gian tới Chính phủ, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp để tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết; tổng rà soát lại, phát huy các ngành lợi thế của địa phương; đặc biệt việc tổ chức liên kết sản xuất phải tuân thủ theo quy luật thị trường; tập trung vào khâu chế biến, nhất là chế biến sâu và tổ chức thương mại; giảm diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả hoặc mất cân đối dẫn đến thừa nguồn cung, chuyển sang các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả cao hơn...

Phối hợp xử lý tình trạng tàu 67 nằm bờ

Trả lời các đại biểu về các vấn đề liên quan đến giải pháp để giải quyết những vướng mắc liên quan trong quá trình thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Nghị định 67 ban hành năm 2014 với mục tiêu hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích ngư dân vươn xa vừa phát triển kinh tế vừa duy trì an ninh biển.

nhung giai phap de nong nghiep nong dan nong thon phat trien ben vung
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Cần tiếp tục có sự chỉ đạo thống nhất từ Chính phủ đến các Bộ, ngành, địa phương với nhiều giải pháp và sự phối hợp đồng bộ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội)

Đến nay, đã phát triển được 1.030 phương tiện công suất lớn trên 80 mã lực, trong đó có 358 tàu sắt được đóng mới và.hiện còn 55 tàu thuộc nhóm được hỗ trợ vốn theo Nghị định 67 đang phải nằm bờ do đánh bắt không hiệu quả và có một số chủ tàu muốn chuyển đổi tàu.

Bộ trưởng Cường cũng cho biết, qua đánh giá, cơ quan chức năng xác định tiềm năng ngư trường không đủ, đồng thời việc duy trì lãi suất ngân hàng trong 11 năm cũng không phù hợp, nên phải thay đổi. Do đó, từ 2018, chúng ta đã chuyển đổi sang loại hình hỗ trợ người dân đủ điều kiện khai thác để đóng tàu. Thủ tướng cũng chỉ đạo 28 tỉnh thực hiện tổng kết chương trình 67, từ đó đưa ra các chính sách, phương pháp mới thay thế những gì không phù hợp.

Bổ sung cho phần trả lời của bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, hiện nay tổng dư nợ cho vay theo Nghị định 67 khoảng 10.500 tỷ đồng, nợ xấu hiện khoảng 33%. Trước diễn biến tình hình cuối năm 2018, NHNN đã theo dõi các hoạt động tín dụng và chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo các Bộ, ngành, các địa phương liên quan triển khai các biện pháp. Gần đây nhất, ngày 30/10 sau khi làm việc với các địa phương và Bộ, ngành liên quan, NHNN tiếp tục có báo cáo Thủ tướng để có các giải pháp căn cơ để triển khai.

Về phía ngành Ngân hàng, Thống đốc Hưng cho biết, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiến hành các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ và trên thực tế đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho rất nhiều khách hàng nông dân và ngư dân vay vốn. Đồng thời, có giải pháp tập trung thu nợ gốc trước, nợ lãi sau và thực hiện hiện cơ chế hỗ trợ để chuyển đổi chủ tàu.

Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình nợ xấu còn tiếp tục phát sinh, cuối tháng 10 NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo các bộ ngành tham gia xử lý. Theo đó, Bộ NN-PTNT tới đây sẽ phải tham mưu cho Chính phủ và phối hợp với các địa phương rà soát lại quy hoạch phát triển tàu cá gắn với nguồn lợi thủy hải sản và các nhóm nghề, ngư trường khai thác, hướng dẫn ngư dân và các địa phương tổ chức lại sản xuất, hoạt động khai thác hiệu quả và bền vững hơn.

NHNN cũng kiến nghị Chính phủ yêu cầu các địa phương triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ từ cuối năm 2018, trong đó tập trung phối hợp với ngành Ngân hàng rà soát các trường hợp cụ thể. Trong trường hợp bất khả kháng thì tiếp tục hỗ trợ cùng với ngành ngân hàng để cơ cấu lại nợ cho ngư dân, còn trong trường hợp khác có biểu hiện ỷ lại, chây ỳ thì cũng phối hợp với ngành Ngân hàng để thu hồi nợ.

NHNN cũng đã chủ động phối hợp với Bộ NN-PTNT và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu, có giải pháp xử lý chênh lệch giữa giá trị thực tế của tàu được định giá lại và dư nợ của chủ tàu cũ ở thời điểm được bàn giao, đồng thời hướng dẫn bổ sung các giải pháp để bổ sung hỗ trợ lãi suất đối với chủ tàu mới khi nhận lại toàn bộ khoản vay, bao gồm cả nợ quá hạn và nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Cũng liên quan đến ngư dân và hoạt động khai thác hải sản trên biển, song là vấn đề "thẻ vàng EU", Bộ trưởng Nguyên Xuân Cương chỉ rõ, đây là luật cấm hành vi khai thác trái phép, khai thác không khai báo và khai báo không chính xác. Hiện nay, Việt Nam bị rút thẻ vàng, theo đó thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất.

Trước đây, Việt Nam đã có những sai phạm về đánh bắt và khai báo sai, do đó ngày 23/10/2017, EU rút thẻ vàng IUU. Từ đó đến nay, chúng ta đã có nhiều động thái tích cực để khắc phục như đưa ra các văn bản, quy định theo khuyến nghị của EU. Đây là vấn đề không chỉ phù hợp với EU mà còn có lợi cho Việt Nam khi đưa từ khai thác tự phát sang khai thác bền vững.

Sau 2 năm, EU công nhận khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã tiệm cận và không có vi phạm ở các quốc đảo trên Thái Bình Dương, tuy nhiên vẫn còn một số vi phạm ở vùng biển phía Nam.

Bộ trưởng bày tỏ mong muốn các địa phương phải quyết liệt, các doanh nghiệp cũng phải quan tâm hơn và cả bà con ngư dân cũng phải thực hiện đúng quy định vì danh dự của Việt Nam, để có thể thu hồi được thẻ vàng của EU, hãy chung tay tái cơ cấu ngành hải sản theo hướng bền vững.

Theo chương trình chất vấn và trả lời chất vấn, từ 14h40 phút chiều nay, Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn anh về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Công Thương.
Thu Hằng - Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Dự báo, các đợt xâm nhập mặn cao xuất hiện từ 22-25/4/2024. Tuy nhiên, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm.
AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

Triển lãm quốc tế chuyên ngành phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất nông nghiệp Việt Nam (AgroChemEx Vietnam) đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng là nguyên nhân ban đầu hiện tượng tôm hùm bông bị chết tại huyện Vạn Ninh.
Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị “Thành tựu trong Công nghệ Sinh học thực vật – Từ chỉnh sửa gen cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững” được diễn ra trong 2 ngày 11- 12/4.
Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

2 Nghị định mới được ban hành với quy định chặt chẽ, chế tài xử phạt cao hơn;… không chỉ vì mục tiêu gỡ ‘thẻ vàng’ IUU mà hướng đến ngành thủy sản bền vững.

Tin cùng chuyên mục

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

Dự án 'Sử dụng phân bón đúng' sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD và dự kiến sẽ có 2.600 cá nhân được hưởng lợi trực tiếp.
Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Lượng cá nuôi lồng chết bất thường trên địa bàn xã Tiền Tiến (tỉnh Hải Dương) đã vượt trên 300 tấn. Nhiều hộ dân thiệt hại từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”.
Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Sáng 5/4, diễn ra tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tập thể”.
Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Tương lai của rừng không chỉ là nguồn nguyên liệu gỗ mà còn là các sản phẩm giá trị gia tăng. Đó chính là một trong những con đường làm giàu bền vững từ rừng.
Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ 'thẻ vàng' IUU

"Đã đến giai đoạn để có thể gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU cho Việt Nam, tuy nhiên trách nhiệm nằm ở phía các bạn".
"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

Thị xã Kinh Môn hiện có diện tích trồng sắn dây lớn nhất tỉnh Hải Dương với 262 ha, tổng sản lượng gần 8.000 tấn, bước đầu đã xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Do ảnh hưởng của thời tiết, vùng trồng vải Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) dự báo sẽ mất mùa khi cây vải ra hoa, đậu quả thấp, sản lượng ước giảm 40-50%.
Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.
Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.
Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Những năm gần đây, nuôi ốc nhồi thương phẩm đang là mô hình kinh tế mới giúp nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Chiều 20/3, Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Séc đã diễn ra tại Hà Nội.
Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động