Chủ nhật 22/12/2024 21:06

Nhiều nhãn hàng gỡ bỏ quảng cáo trên các video Youtube độc hại và phản động

Ngay sau yêu cầu từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về việc dừng ngay việc quảng cáo trong các video trên Youtube, các nhãn hàng cho biết đang tiến hành rà soát chiến dịch quảng cáo cũng như gỡ bỏ quảng cáo trên các video độc hại. 

Ngày 10/6 vừa qua, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chính thức công bố 21 nhãn hàng, thương hiệu lớn đang quảng cáo gắn với các clip xấu độc, trong đó gồm: Huawei, Samsung Việt Nam, FPT Shop, Công ty TNHH Yamaha Motor Vietnam, Grab, Sun Group, Shopee...

Từ đó, Cục PTTH&TTĐT yêu cầu các công ty này dừng ngay việc quảng cáo trong các video trên Youtube có nội dung xấu độc, phản động, chống phá Đảng và Nhà nước. Đồng thời chủ động rà soát, kịp thời cảnh báo các đối tác cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng yêu cầu các doanh nghiệp có quảng cáo như trên gửi báo cáo giải trình về Cục trước ngày 17/6/2019.

Quảng cáo xuất hiện trên các video phản động

Trao đổi với phóng viên, đại diện nhà bán lẻ FPT Shop cho biết, ngay khi nhận được văn bản từ Cục PTTH&TTĐT, FPT Shop đã tiến hành rà soát lại toàn bộ các chiến dịch quảng cáo do công ty cũng như đối tác thực hiện. "Khi phát hiện quảng cáo của công ty bị chèn vào clip có nội dung độc hại, chúng tôi đã kiểm tra và xác định mẫu quảng cáo này là do một nhãn hàng di động tự chạy từ ngày 22/1/2019 và đã kết thúc vào ngày 28/2/2019, có dẫn link về trang web của FPT Shop, bởi FPT Shop là đại lý bán hàng của nhãn hàng này. Đây là quảng cáo của hãng sản xuất nên nằm ngoài sự kiểm soát của chúng tôi", đại diện FPT Shop cho biết.

Từ đó, nhà bán lẻ này cũng yêu cầu các nhãn hàng cũng như đối tác cung cấp dịch vụ quảng cáo tăng cường các biện pháp kỹ thuật để tránh tái diễn trường hợp tương tự, kiểm tra độ an toàn của các kênh quảng cáo trước khi triển khai, tuyệt đối không được tự ý dẫn link về FPT Shop mà không thông báo và phối hợp trước.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ siết chặt hơn nữa việc hợp tác quảng cáo nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng với tất cả các đối tác", đại diện phát ngôn của nhà bán lẻ này cho biết.

Đại diện từ Samsung Vina cũng cho biết vừa nhận được văn bản của Cục trong hôm nay và đã cho tiến hành rà soát quảng cáo mà cơ quan nhà nước đưa ra, đồng thời sẽ làm việc với pháp chế của công ty để thực hiện yêu cầu từ Cục.

Đại diện một nhãn hàng lớn khác là Shopee cũng cho biết ngay khi nhận được thông tin quảng cáo trên các trang có nội dung xấu, Shopee đã yêu cầu Google - đối tác quảng cáo của công ty cung cấp danh sách những trang quảng cáo phù hợp. Đồng thời, để kiểm soát chặt chẽ hơn, Shopee cũng chủ động rà soát, kịp thời cảnh báo cho các đối tác cung cấp dịch vụ nhằm bảo đảm hoạt động quảng cáo một cách phù hợp với các qui định pháp luật hiện hành.

Phía Shopee cũng khẳng định công ty này cũng có cơ chế và biện pháp kiểm tra, xử lí kịp thời và gỡ bỏ quảng cáo trên các kênh vi phạm khi nhận được phản ánh có căn cứ xác thực từ các đơn vị/tổ chức có liên quan.

Trước đó, Cục PTTH&TTĐT chỉ ra 3 sai phạm lớn nhất của Google, đó là: Cơ chế quản lý nội dung đăng tải của YouTube rất lỏng lẻo. Không kiểm soát được hoạt động đăng phát quảng cáo trên các clip YouTube và mạng lưới quảng cáo Google Adsense. Cho phép người dùng mua quảng cáo trực tiếp với YouTube, Google không thông qua đại lý quảng cáo trong nước.

Cục PTTH&TTĐT cho biết, hiện nay trên YouTube có khoảng 55.000 video clip có nội dung xấu độc vi phạm pháp luật. Tình trạng các clip xấu, độc được đăng tải trên nền tảng YouTube vẫn còn rất nhiều và có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân là do cả 5 chủ thể gồm: YouTube, Google; các đại lý quảng cáo của Google tại Việt Nam; những nhãn hàng, thương hiệu mua quảng cáo trên nền tảng YouTube, Google; những nhà sáng tạo nội dung trên YouTube (content creator) và các công ty đối tác quản lý đa kênh của Google tại Việt Nam (MCN). tham gia đã kể trên tham gia vào hoạt động trên Google và YouTube đều có các sai phạm.

Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho biết, 2 năm vừa qua, Google đã hợp tác tích cực với Bộ TT&TT trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ những video clip xấu độc trên YouTube theo yêu cầu của Bộ. Trong việc xử lý các nội dung xấu độc, sự hợp tác của Google với Bộ TT&TT tích cực hơn hẳn Facebook, tỷ lệ gỡ bỏ các clip xấu độc theo yêu cầu được khoảng 90-95% (xấp xỉ 8.000 clip). Tuy nhiên, việc gỡ bỏ video theo yêu cầu của Cục vẫn chưa phát huy tác dụng do cơ chế quản lý nội dung trên YouTube còn rất nhiều bất cập.

Qua theo dõi, rà soát thông tin trên mạng xã hội Youtube, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử nhận thấy tình trạng này đã tái diễn. Quảng cáo của các công ty này đã bị gắn vào những video có nội dung vi phạm pháp luật trên Youtube. Có đến 21 nhãn hàng lớn bị xuất hiện trong các video độc hại, phản động, chống phá Đảng và Nhà nước trên Youtube.

Cục cho rằng, bộ lọc của YouTube hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn kẽ hở để người sử dụng đăng tải nội dung vi phạm núp dưới những tiêu đề, chuyên mục không vi phạm. Ví dụ, họ đặt tiêu đề rất lành mạnh, nhưng nội dung dung tục. Hoặc những nội dung có tính kích động chính trị (thường bị kiểm duyệt kỹ hơn) thì gán vào nhóm phổ biến cho người dân.

Bên cạnh đó, cơ chế kiểm duyệt của YouTube phụ thuộc vào hậu kiểm dẫn đến việc các clip vi phạm sau khi bị gỡ bỏ thì người dùng vẫn có thể dễ dàng đăng tải. Trong khi quy trình thẩm định và gỡ bỏ clip vi phạm mất nhiều thời gian, nhưng đăng lại thì rất nhanh, YouTube phải mất 18 tháng để gỡ 8.000 clip nhưng để đăng lại 55.000 clip thì cần rất ít thời gian.

Theo Dân trí

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... sẽ tham gia Online Friday 2024

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững