Thứ sáu 22/11/2024 13:33

Bài học đắt giá sau những phát ngôn của nam sinh: Cần thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ

Sự việc đáng tiếc của cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đã trở thành bài học đắt giá nhưng điều quan trọng là cần sửa thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ.

Vào tháng 11 năm 2023, tỉnh Yên Bái đã có cơ hội được chứng kiến một chiến thắng ngoạn mục trên sân khấu Đường lên đỉnh Olympia. Chiến thắng này đến từ Chu Ngọc Q.V, một học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái. Đây cũng là thí sinh Yên Bái đầu tiên trong vòng 23 năm đã giành được vòng nguyệt quế trong vòng thi tháng tại Đường lên đỉnh Olympia.

Khi ấy, cái tên Chu Ngọc Q.V đã trở thành niềm tự hào của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành. Khi nói về cậu học sinh của mình, giáo viên chủ nhiệm của V. chia sẻ: “Từ khi đồng hành, tôi thấy V là một học sinh thông minh, hiếu học.” Còn cô hiệu trưởng thì nói: “Q.V có niềm say mê, sự nỗ lực và quyết tâm rất cao trong học tập. Tại ngôi trường Nguyễn Tất Thành, V. còn là tấm gương tiêu biểu về nghị lực, niềm say mê khám phá và vận dụng những kiến thức đã học, góp phần tạo động lực, lan tỏa tinh thần học tập, rèn luyện để phát triển phẩm chất và năng lực cho các học sinh trong trường.”

Nhưng thay vì tiếp tục làm tấm gương sáng để các bạn noi theo, thật đáng tiếc V. đã thể hiện hành vi vô ơn đối với quê hương đất nước qua một dòng trạng thái mới đây trên mạng xã hội.

Giải thích cho quan điểm của mình, Q.V chia sẻ rằng cậu đã tiếp cận văn hóa phương Tây “một cách cao trào” từ cuối cấp 2, và có những phát ngôn phủ nhận công lao của Đảng ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước. Là một học sinh giỏi, liệu V.có còn nhớ đến công lao của một thế hệ các tri thức, cán bộ cách mạng dù được trao cơ hội học tập tại nước ngoài nhưng vẫn nghe theo tiếng gọi của Tố quốc về cống hiến cho đất nước?

Thậm chí, nam sinh còn tuyên bố rằng Đảng là một thế lực xấu”. Không rõ Q.V đã “tiếp thu” những thông tin gì về văn hóa phương Tây, nhưng những số liệu khách quan từ các nhà nghiên cứu toàn cầu đã cho thấy những gì nam sinh này nói là không có cơ sở và sai sự thật.

Trên thực tế, trong năm 2024, Việt Nam đã đứng vị trí 54 trên tổng số 143 quốc gia trên thế giới về chỉ số đo lường hạnh phúc của Liên hợp quốc. Còn nhớ thời kỳ dịch COVID-19 đang hoành hành, một khảo sát từ Công ty Dalia Research có trụ sở tại Đức đã cho thấy Việt Nam là quốc gia có sự tin tưởng cao nhất về niềm tin vào Chính phủ trong việc giải quyết đại dịch.

Theo Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2024 tăng 11 bậc, từ vị trí 65 lên vị trí 54. (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Bảo Trung)

Không chỉ dừng lại, dòng trạng thái của Q.V còn thể hiện quan điểm vị kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của mình. Nam sinh này thừa nhận mục đích tham gia Chương trình Đường lên đỉnh Olympia là vì cậu ta muốn sinh sống tại nước ngoài. Chính vì những thành công trong cuộc thi, Q.V nói rằng Đảng đã ban tặng” cho cậu ta rất nhiều, vì thế quan điểm của cậu ta về Đảng Cộng sản đã “thuần hơn”.

Thực tế, nước Việt Nam ta đã, đang và sẽ luôn đứng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và trung thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, và chính nhờ sự lãnh đạo ấy mà đất nước ta đã có được tiềm lực và cơ đồ như ngày hôm nay. Nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Việt Nam đã đi từ một quốc gia nghèo đói, lạc hậu sau chiến tranh, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại châu Á nói chung và trên thế giới nói riêng. Vị thế của Việt Nam còn được khẳng định qua việc ký kết mối quan hệ đối tác toàn diện với các cường quốc trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ…

Ngược lại, với vốn hiểu biết và khả năng ngôn ngữ của mình, một người như Q.V có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về nền kinh tế trì trệ dưới thời chế độ Việt Nam Cộng hòa. Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa phụ thuộc rất lớn vào viện trợ từ nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ. Theo số liệu từ Trung tâm Lịch sử Quân sự Hoa Kỳ, tính đến năm 1970, chế độ Việt Nam Cộng hòa đã nhận số tiền trợ cấp lên tới 750 triệu USD hàng năm từ các gói viện trợ, trong khi chỉ có thể xuất khẩu 15 triệu USD trị giá hàng hóa. Vào những năm cuối của cuộc kháng chiến, nền kinh tế của chế độ Việt Nam Cộng hòa thậm chí đã đi vào suy thoái, do Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ cho chế độ này sau khi ký Hiệp định Paris.

Dường như nhận thức được về những phát ngôn của mình và sự phản đối dữ dội từ cộng đồng mạng, Q.V sau đó đã lên tiếng xin lỗi và tuyên bố nhận hoàn toàn trách nhiệm bản thân về những phát ngôn trên. Nam sinh này cũng đã thừa nhận mình là người “nông cạn”, “thiếu hiểu biết” và đã bị ảnh hưởng bởi những tư liệu không đúng sự thật và mang tính ác ý, nhưng khẳng định mình vẫn là “người rất thích đọc lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc”.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là cộng đồng mạng vẫn chỉ trích Q.V vì lời xin lỗi chưa thật sự thành khẩn, nội dung chưa rõ chủ thể cần xin lỗi và thậm chí còn có dấu hiệu sử dụng chát GPT để viết nội dung xin lỗi. Em Q.V cần sớm có lời xin lỗi đầy đủ và có trách nhiệm hơn về vấn đề này.

Bản thân em Q.V cần phải chính thức có lời xin lỗi thành khẩn, cầu thị chứ không phải xin lỗi lấy lệ, dùng chat GPT viết lời xin lỗi với nội dung chiếu lệ, chưa nhận thức rõ sai phạm nghiêm trọng của mình như dư luận tiếp tục phản ánh. Cơ quan chức năng và nhà trường gia đình cũng cần phải tiếp tục có biện pháp xử lý, uốn nắn đối với nam sinh và rút kinh nghiệm chung để không tái diễn những sự việc tương tự.

Từ trường hợp trên, hẳn nhiều người đã liên tưởng đến câu thơ của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du: “Có Tài mà cậy chi Tài/ Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”. Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang sản sinh ra một thế hệ những tài năng xuất chúng, nhưng nếu chỉ tập trung vào tài năng, thì những trường hợp như trên có nguy cơ tái diễn.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp "trồng người", coi đây là một phần thiết yếu trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trong “Thư gửi thanh niên” năm 1947, Người đã chỉ ra rằng “Việc giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội, nhằm giúp họ tránh những cái độc hại, tiêu cực và tiếp thu, học hỏi những cái hay, tiến bộ trong cuộc sống.”

Do đó, công tác tuyên truyền và giáo dục lịch sử cách mạng cho giới trẻ hiện nay đang ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Trong bối cảnh thông tin sai lệch và tư tưởng xấu từ các đối tượng thù địch dễ dàng tiếp cận giới trẻ, việc đổi mới phương thức, nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục sao cho hấp dẫn và hiệu quả không những là cần thiết, mà còn có thể là yếu tố sống còn, quyết định vận mệnh của dân tộc.

Xét ở một khía cạnh khác, Báo Công Thương cho rằng, sự việc đáng tiếc một phần do bản tính nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ. Q.V còn trẻ, đang ở tuổi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời nên còn thiếu trải nghiệm thực tiễn và cả kiến thức toàn diện cũng như kỹ năng, kinh nghiệm phát ngôn, ứng xử trên mạng xã hội. Đây sẽ là một bài học đắt giá để em thành khẩn xin lỗi, khắc phục, sửa sai, hoàn thiện bản thân trở thành người có đức, có tài, có ích cho xã hội. Sự việc tuy đáng tiếc nhưng cha ông ta có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, mọi sai lầm đều có thể sửa chữa nếu mỗi bạn trẻ biết nhìn thẳng vào sự thật và “ngã ở đâu hãy đứng lên ở đó”. Mong rằng cộng đồng mạng và báo chí, truyền thông rộng lượng, vị tha đối với nhận thức chưa đầy đủ của một học sinh lớp 12 còn ở giai đoạn vị thành niên, chung tay cùng gia đình, nhà trường, các đoàn thể động viên, giúp đỡ em Q.V sửa sai, tiến bộ.

An Chi
Bài viết cùng chủ đề: Đường lên đỉnh Olympia

Tin cùng chuyên mục

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật