Thứ tư 20/11/2024 20:29

Nhiều địa phương miền Trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021

Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn các tỉnh miền Trung có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp so với kế hoạch. Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giải ngân vốn năm 2021, các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế đang triển khai quyết liệt công tác giải ngân vốn cho những tháng cuối năm.

Tỷ lệ giải ngân vốn thấp do ảnh hưởng dịch bệnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình cho biết, quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đẩy mạnh công tác thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Ngay từ đầu năm 2021, Sở đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Bình tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên đôn đốc, các sở, ngành chức năng đã quan tâm hướng dẫn công tác thực hiện và giải ngân vốn. Trong đó, có văn bản chỉ đạo cụ thể riêng cho từng chủ đầu tư (CĐT), yêu cầu CĐT phải có kế hoạch chi tiết thực hiện và giải ngân cho từng dự án để có thể giải ngân hết số vốn được giao trong năm 2021.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đôn đốc thi công các dự án trọng điểm

Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài cộng với giá nguyên, vật liệu tăng cao, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nên các đơn vị thi công gặp khó khăn trong huy động nhân lực, máy móc đến công trường, các công trình tạm dừng thi công làm chậm tiến độ thực hiện. Các dự án ODA ngoài thực hiện theo các quy định trong nước còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà tài trợ, các quy định về thanh toán, giải ngân của nhà tài trợ nên mất rất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án.

Tính đến hết tháng 9/2021, công tác giải ngân vốn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ước đạt hơn 2.511 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,3% so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu của Bộ Tài chính). Dự ước đến hết năm, tỉnh Quảng Bình sẽ phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2021 được giao sau khi điều chỉnh kế hoạch.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đến hết tháng 9/2021 đã giải ngân hơn 2.600 tỷ/4.764 tỷ đồng kế hoạch phân khai, đạt 54,7% kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách trung ương giao đầu năm là 2.035,4 tỷ đồng, đã giải ngân 1.076,1 tỷ đồng, đạt 52,9% kế hoạch. Cụ thể, ngân sách Trung ương (vốn trong nước) đã giải ngân là 818,7 tỷ/1.312,8 tỷ đồng, đạt 62,4% kế hoạch; ước đến cuối năm sẽ giải ngân đạt 100% kế hoạch; nguồn vốn ODA giao từ đầu năm là 622,5 tỷ đồng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách trung ương năm 2021 là 175,97 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân đạt trên 60%; ước đến cuối năm sẽ giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Thành lập Tổ công tác đôn đốc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

Trước tỷ lệ giải ngân thấp so với kế hoạch đề ra, lãnh đạo hai tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan khẩn trương đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai trong thời gian tới.

Các tỉnh miền Trung khẩn trương thi công các dự án trọng điểm, phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn đầu tư năm 2021 theo kế hoạch

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, mặc dù chịu tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm. Trong đó, tổ chức phân bổ vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch và cam kết tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch, huy động cả hệ thống chính trị để tập trung đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư thực hiện các dự án, lập thủ tục đấu thầu qua mạng theo quy định. Đặc biệt, đã thành lập Tổ công tác đôn đốc, kiểm tra, xử lý các điểm nghẽn và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn. Trong đó, tập trung các dự án lớn, các dự án sử dụng ngân sách trung ương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Ông Phan Quốc Sơn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế - cho biết, nhằm thực hiện quyết liệt trong việc giải ngân vốn, ngoài việc thành lập Tổ công tác thì UBND tỉnh tổ chức giao ban định kỳ 1 tháng/lần với các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ đầu tư, ban quản lý dự án về tình hình thực hiện các dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công.

Theo ông Phan Quốc Sơn, thời gian tới Sở sẽ tập trung theo dõi kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công của các chủ đầu tư theo quy định; kiểm tra đôn đốc, xử lý các dự án chậm tiến độ, đặc biệt là các dự án trọng điểm. Yêu cầu các chủ đầu tư phải có kế hoạch sử dụng vốn và giải ngân, cam kết đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch thi công cụ thể từng dự án. Bên cạnh đó, lãnh đạo các địa phương có phương án kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm... “Kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nhưng cũng thực hiện nghiêm các chế tài đối với các vi phạm. Trong đó, lấy kết quả giải ngân vốn đầu tư công là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu”, ông Sơn nhấn mạnh.

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, triển khai dự án di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế

Tại Quảng Bình, UBND tỉnh cũng đã thành lập Tổ công tác về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn. Nhiệm vụ chính của Tổ công tác là kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án. Đồng thời, triển khai các phương án thi công trong điều kiện dịch bệnh; tham mưu điều chuyển vốn từ các dự án vướng mắc, chậm giải ngân sang các dự án có tỷ lệ giải ngân tốt còn nhu cầu vốn; xin kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn sang năm 2022 đối với một số dự án không có khả năng giải ngân trong năm 2021.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình cho biết, đối với các dự án hoàn thành năm 2021 thì yêu cầu các CĐT đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn năm 2021, hoàn thành và nghiệm thu thanh toán trong năm 2021. Còn đối với các dự án khởi công mới năm 2021 vừa được giao vốn tại Quyết định 3095 của UBND tỉnh thì đề nghị CĐT khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án để triển khai thực hiện, phấn đấu trao gói thầu xây lắp giải ngân được hết số vốn bố trí trong năm 2021.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư