Thứ hai 25/11/2024 20:41

Nhiệt điện Hải Phòng: Nỗ lực sản xuất, đảm bảo nguồn cung điện cho mùa nắng nóng 2024

Đó là khẳng định của lãnh đạo Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng trong công tác đảm bảo sản xuất và nguồn cung điện cho mùa nắng nóng năm 2024.

Theo dự báo, năm 2024 nắng nóng sẽ diễn ra gay gắt và kéo dài hơn năm 2023, do đó nhu cầu tiêu thụ điện chắc chắn sẽ tăng. Hiểu rõ về vấn đề đó, ngay từ cuối năm 2023, đầu năm 2024 Chính phủ, Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo đến các doanh nghiệp năng lượng, đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc sản xuất, cung ứng điện đảm bảo liên tục, thông suốt và an toàn.

Nhiệt điện Hải Phòng đã thực hiện củng cố các thiết bị của các tổ máy nhằm nâng cao khả năng vận hành phát điện (Ảnh: NĐHP)

Là đơn vị thuộc Tổng Công ty Phát điện 2, trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng thuận lợi, máy móc hoạt động liên tục, ổn định và đã đóng góp không nhỏ vào nguồn cung điện năng cho phát triển công nghiệp, kinh tế và đời sống sinh hoạt người dân…

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 2, để chuẩn bị cho công tác vận hành, phát điện mùa khô cũng như cho năm 2024, thời gian qua Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng đã thực hiện củng cố các thiết bị của các tổ máy nhằm nâng cao khả năng vận hành phát điện.

"Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động chu trình vận hành sẽ không tránh khỏi sự cố. Như vừa qua, hệ thống ống áp lực của nhà máy đã làm việc trên 10 năm nên có hiện tượng chảy rão của vật liệu, các tổ máy vận hành ở công suất cao trong thời gian dài và số lần thay đổi tải đột ngột nhiều lần trong ngày đã ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ ống, gây sự cố về ống. Theo đó, công ty đã nhanh chóng tập trung cùng các kỹ sư, chuyên gia khắc phục sự cố và đến nay đã đi vào hoạt động ổn định."- đại diện lãnh đạo công ty cho hay

Chia sẻ về vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty, Lãnh đạo Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, công ty luôn bám sát yêu cầu của cấp trên giao, thiết lập kỷ cương và nâng cao kỷ luật vận hành, các ca trực luôn đảm bảo chế độ kiểm tra, theo dõi thông số vận hành của thiết bị, kịp thời phát hiện và xử lý những hiện tượng hư hỏng, bất thường để tránh xảy ra sự cố tổ máy.

Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên - người lao động, tính từ đầu năm 2024 tới ngày 26/5/2024 sản lượng điện sản xuất của công ty đạt 3.124,5 triệu kWh (đạt 40,4% kế hoạch năm).

Tính từ đầu năm 2024 tới ngày 26/5/2024 sản lượng điện sản xuất của công ty đạt 3.124,5 triệu kWh (Ảnh: NĐHP)

Cũng theo đại diện lãnh đạo công ty, bên cạnh việc duy trì sản xuất kinh doanh ổn định phải kể tới nguồn nguyên liệu đầu vào như than - rất quan trọng cho sản xuất đối với nhà máy.

Theo đó, căn cứ sản lượng điện được Bộ Công Thương giao cho Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng năm 2024 là 7.740 triệu kWh, để đảm bảo đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện, công ty đã ký hợp đồng mua than với một số công ty, đơn cử như: Tổng Công ty Đông Bắc, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV)... với tổng khối lượng theo hợp đồng đã ký kết là 3,8 triệu tấn, đảm bảo khả năng phát tải theo kế hoạch sản lượng điện giao 7,740 tỷ kWh.

Được biết, thời gian qua mặc dù các đơn vị cung cấp than hàng tháng vẫn đáp ứng tỷ lệ than 5a.14/6a.14 70/30. Tuy nhiên một số thời gian trong tháng tỷ lệ này không đáp ứng nên đã gây khó khăn cho công tác pha trộn than của Nhiệt điện Hải Phòng cũng như ảnh hưởng đến quá trình cháy của lò hơi.

"Do đó, chúng tôi rất mong các đơn vị cung cấp than cho nhà máy đáp ứng tỷ lệ theo ngày cũng như cấp đủ than trên cơ sở Hợp đồng và cam kết hàng tháng của các đơn vị cấp than."- đại diện lãnh đạo công ty nhấn mạnh.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Nhiệt điện Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo