Thứ ba 24/12/2024 01:39

Nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam sẽ tăng mạnh trong thời gian tới

Trung Quốc nhập khẩu vải thiều chủ yếu từ 2 thị trường là Việt Nam và Thái Lan. Trong đó, tỷ trọng nhập khẩu vải thiều từ Việt Nam chiếm tới 98,6% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc. Dự báo, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi vải thiều của Việt Nam vào vụ thu hoạch chính thức.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu quả vải thiều tươi (mã HS tel:08109010) của Trung Quốc trong giai đoạn 2015 – 2019 tăng trưởng với tốc độ bình quân theo trị giá là 4,64%/năm. Trong năm 2019, nhập khẩu vải thiều tươi của Trung Quốc đạt 66,6 nghìn tấn, trị giá 29,77 triệu USD, tăng 104,9% về lượng và tăng 72,2% về trị giá so với năm 2018.

Trung Quốc nhập khẩu vải thiều chủ yếu từ 2 thị trường là Việt Nam và Thái Lan. Năm 2019, nhập khẩu vải thiều tươi của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 65,6 nghìn tấn, trị giá 28,8 triệu USD, tăng 108,4% về lượng và tăng 78,39% về trị giá so với năm 2018.

Dự báo nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam sẽ tăng mạnh trong thời gian tới

Tỷ trọng nhập khẩu vải thiều từ Việt Nam chiếm tới 98,6% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc. Trong khi đó, tỷ trọng nhập khẩu từ Thái Lan chỉ chiếm 1,4% tổng lượng nhập khẩu, đạt 933 tấn, trị giá 972 nghìn USD, giảm 6% về lượng và giảm 15% về trị giá so với năm 2018.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc đạt 173 tấn, trị giá 190 nghìn USD, tăng 77% về lượng và tăng 288,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, do dịch Covid-19, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Thái Lan lại tăng mạnh. 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc chỉ nhập khẩu vải thiều từ Việt Nam, trong khi cùng kỳ năm 2020, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Thái Lan lại chiếm 82,44% tổng lượng vải thiều nhập khẩu của nước này.

Trị giá nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh hơn so với mức tăng về lượng do giá nhập khẩu vải thiều từ Thái Lan cao gấp 3,3 lần so với mức giá nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, tháng 4/2020, giá nhập khẩu bình quân vải thiều của Trung Quốc từ Thái Lan ở mức 1,17 USD/kg, trong khi giá nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 0,35 USD/kg. Năm 2020, vụ thu hoạch vải thiều của Trung Quốc kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. Trong đó, khoảng 70% sản lượng vải tươi chính vụ được thu hoạch từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7, không lệch quá nhiều so với mùa vải thiều của Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài nhu cầu dùng vải tươi, Trung Quốc còn dùng vải sấy khô làm mứt, bánh kẹo, thuốc, nước ép, ủ rượu. Hàng năm sản lượng vải tươi Trung Quốc đạt khoảng 1,55 triệu tấn, chiếm 50% tổng sản lượng trên thế giới, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nội địa. Vì vậy, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu vải thiều để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Đầu tháng 6/2020, Việt Nam đã cho phép 309 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhưng phải thực hiện cách ly 14 ngày để phòng dịch Covid-19. Do vậy, trong các tháng tới, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam sẽ tăng mạnh khi vải thiều ở Việt Nam vào vụ thu hoạch chính.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công