Thứ hai 12/05/2025 20:23

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường "người ham chơi" qua đời

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường "người ham chơi" qua đời ngày 24/7, ông thọ 86 tuổi sau thời gian bị bệnh tai biến. Thông tin vừa được gia đình nhà văn chia sẻ.

Theo thông báo, gia đình sẽ tổ chức lễ tưởng nhớ Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vào ngày 30 và 31/7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 ở Huế, quê gốc ở Quảng Trị. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, sau đó học thêm bằng cử nhân triết ở Đại học Văn khoa Huế. Ông dạy ở trường chuyên Quốc học Huế giai đoạn 1960-1966. Nhà văn tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ trong kháng chiến chống Mỹ. Năm 1978, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường được nhận xét là hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Ai đã đặt tên cho dòng sông, viết ở Huế năm 1981, từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bài bút ký thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, lối viết giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, được đưa vào đề thi tốt nghiệp năm 2019.

Sinh thời, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhóm bạn chơi thân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cuốn Trịnh Công Sơn và cây đàn lyre của hoàng tử bé, là cuốn sách nổi tiếng ông viết về con người, phong cách âm nhạc, tác phẩm của nhạc sĩ. Hoàng Phủ Ngọc Tường tự nhận ông là "người ham chơi".

Hoàng Phủ Ngọc Tường từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Khát vọng vượt ngưỡng, sáng tạo vì tầm vóc dân tộc

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục