Thứ sáu 16/05/2025 23:43

Nhà trưng bày Hoàng Sa: Công trình kết nối lịch sử

Sáng 28/3, UBND huyện đảo Hoàng Sa tổ chức khánh thành nhà trưng bày Hoàng Sa - tọa lạc ở góc ngã ba Hoàng Sa - Phan Bá Phiến, Sơn Trà, Đà Nẵng.  
Nhà trưng bày Hoàng Sa là nơi trưng bày, lưu giữ các hiện vật, tài liệu, bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Công trình khởi công vào ngày 7/12/2015 với tổng mức đầu tư 43,3 tỷ đồng, thuộc công trình nhóm B, cấp II; được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 1.296m2, diện tích sàn xây dựng 1.824m2, chiều cao xây dựng 18,2m với 4 tầng, do UBND thành phố làm chủ đầu tư. Công trình chính thức hoàn thành, đã được nghiệm thu và bàn giao cho UBND huyện Hoàng Sa đưa vào sử dụng.

Trước đó, Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa đã ban hành Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 8/8/2017 để hình thành bộ máy quản lý, vận hành nhà trưng bày Hoàng Sa.

Khánh thành nhà trưng bày Hoàng Sa

Nhà trưng bày Hoàng Sa là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Hoàng Sa, là thiết chế văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa chính trị đặc biệt; là nơi trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền những thông tin, tư liệu, hình ảnh sinh động, giá trị minh chứng lịch sử về quá trình khai phá, việc xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với 5 chủ đề được giới thiệu: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa; Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn; Hoàng Sa trong thư tịch cổ ở thời nhà Nguyễn (1802-1945); Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945-1974; Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.

Nguyên Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa - Đặng Công Ngữ

Tham dự lễ khánh thành nhà trưng bày Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ - nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, vị chủ tịch đầu tiên của huyện đào Hoàng Sa xúc động chia sẻ: Nhà trưng bày là mong đợi từ lâu của nhân dân và của những người thực hiện công tác quản lý Hoàng Sa. Công trình hoàn thành mang nhiều ý nghĩa về chính trị, pháp lý, xã hội đặc biệt là trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Hoàng Sa, tầm vóc công trình tuy không to, không lớn nhưng ý nghĩa rất lớn. Dù công trình rất đơn giản nhưng nó có tính kết nối, kết nối lịch sử, hiện tại, tương lai.

Nhà trưng bày Hoàng Sa chính thức mở cửa đón khách ngay sau lễ khánh thành

Ông Đặng Công Ngữ phân tích: Mô hình nhà trưng bày với hình mẫu của con triện (con dấu) khi vua Minh Mạng đóng dấu thành lập hải đội Hoàng Sa. Hình ảnh cột mốc trong nhà trưng bày với ý nghĩa minh chứng rõ ràng biên giới lãnh thổ đã được xác định theo quy ước của quốc tế, chúng ta đã chiếm hữu Hoàng Sa một cách hòa bình, lâu dài. Hình ảnh lá cờ tổ quốc điện tử được thiết kế để bất kỳ lúc nào cũng nhìn ra biển Đông, nó như ngọn Hải đăng nhắc nhở cho công dân Việt Nam luôn hướng về Hoàng Sa. Hình ảnh ngọn lửa vĩnh cửu thể hiện lòng yêu nước, nhiệt huyết của mỗi người, như ngọn lửa cháy mãi tấm lòng của mỗi con người Việt Nam đối với Hoàng Sa, nhắc nhở các thế hệ, con cháu luôn luôn nhớ về Hoàng Sa và ý thức phải đòi lại Hoàng Sa, để nhắc chúng ta có những giải pháp đấu tranh để đòi lại Hoàng Sa trên trường quốc tế.

Nhà trưng bày Hoàng Sa giới thiệu những hiện vật, tư liệu lịch sử; dù không sâu sắc như bảo tàng, nhưng những hiện vật này đã được thu thập từ trong nước, ngoài nước, từ những nhân chứng sống - những người đã từng công tác và ở tại Hoàng Sa trước khi bị Trung Quốc chiếm đóng 1974 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Đông đảo người dân tham quan nhà trưng bày Hoàng Sa ngay khi mở cửa sáng 28/3

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nói: Nhà trưng bày Hoàng Sa có thể đặt ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng nó ý nghĩa nhất khi đặt tại TP. Đà Nẵng, bởi Đà Nẵng đã có vinh dự khi Hoàng Sa là một huyện đảo thuộc thành phố. Nhà trưng bày Hoàng Sa như là minh chứng chứng tỏ Việt Nam đã có xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa, ít nhất là ngay từ thời nhà Nguyễn. Sau lễ khánh thành, người dân và du khách có thể đến để tận mắt chứng kiến những bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ làm cho tâm thức của chúng ta khắc khoải hơn, củng cố niềm tin sẽ có ngày huyện đảo Hoàng Sa trở về đoàn tụ cùng các quận huyện khác trong đất liền của TP. Đà Nẵng. Khánh thành nhà trưng bày mới chỉ đi 1 nửa đoạn đường, nửa đoạn đường còn lại là làm sao để nhà trưng bày hoạt động với công suất cao nhất, hiệu quả nhất, xem đây là một khâu quan trọng trong công cuộc đấu tranh ngoại giao và học thuật để đòi lại Hoàng Sa.

Nhà trưng bày Hoàng Sa mở cửa buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17h30, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà

Đắk Lắk có tân Phó Giám đốc Sở Công Thương

Đà Nẵng: Giảm phát thải nhà kính hiệu quả, hướng đến NetZero

Biên Hòa 1: Từ khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam đến khu đô thị hiện đại

Hà Nội vận động hộ kinh doanh nhà cao tầng mở lối thoát nạn thứ 2

PC Thanh Hóa: Mỗi học sinh là một hạt giống tuyên truyền về công tác an toàn điện

Phú Thọ bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Liên kết ‘3 nhà’ trong tiêu thụ hàng hóa

Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiển làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền