Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ tạo niềm tin, động lực cho các đối tác

Thực hiện Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, thời gian qua, PVN cùng với các cổ đông của PVTex đã nỗ lực tìm các giải pháp để khởi động lại Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, cho đến nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo được niềm tin, động lực cho các đối tác hợp tác với PVTEX.  
nha may xo soi dinh vu tao niem tin dong luc cho cac doi tac
Thứ trưởng Đặng Hoàng An (thứ hai bên phải) kiểm tra công tác vận hành nâng công suất sản xuất sợi DTY của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ

Ngày 5/11, tại Hải Phòng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã kiểm tra công tác vận hành nâng công suất sản xuất sợi DTY của Nhà máy Xơ sợi (NMXS) Đình Vũ và có cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho dự án.

Từ ngày 20/4/2018, 3 dây chuyền kéo sợi DTY đã được đưa vào vận hành sản xuất thương mại trở lại. Sau 6 tháng, các dây chuyền vận hành ổn định, sản xuất được hơn 1.400 tấn sợi DTY thương phẩm, được thị trường tiêu thụ tốt đặc biệt là được các khách hàng lớn trong nước và quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc..) chấp nhận. Từ kết quả của việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như vậy đã dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh vượt so với kế hoạch đề ra.

Cụ thể, báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy, Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc PVTEX Đào Văn Ngọc cho biết, trong 6 tháng qua, sự vận hành ổn định của 3 dây chuyền sản xuất sợi là minh chứng về chất lượng máy móc thiết bị, khả năng quản lý, vận hành của đội ngũ CBCNV PVTEX, đồng thời tạo niềm tin, động lực cho các đối tác hợp tác với PVTEX.

Tính đến hết tháng 10, PVTEX đã xuất bán cho các khách hàng trên 1.200 tấn sợi các loại. Chất lượng sản phẩm loại A đạt hơn 95,4%. Ký kết được hơn 60 hợp đồng bán hàng cho các khách hàng trong và ngoài nước, trong đó đã xuất bán cho các thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc. Lợi nhuận trước thuế sau khi khấu trừ chi phí biến đổi (chưa tính chi phí cố định)cao hơn nhiều so với kế hoạch đã đề ra.

Với những kết quả bước đầu đã đạt được, sau một quá trình tìm hiểu thận trọng và đàm phán kỹ lưỡng, PVTEX và Tập đoàn An Phát/Công ty An Sơn đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh toàn bộ các dây chuyền DTY vào ngày 24/7/2018. Kết quả ban đầu của sự hợp tác là ngày 1/11, PVTEX chính thức nâng công suất lên 6 dây chuyền. Kế hoạch cuối tháng 12/2018 sẽ tăng lên 10 dây chuyền và sang quý 1/2019 sẽ tiếp tục nâng công suất tối đa các dây chuyền DTY.

Bên cạnh đó PVTEX và đối tác đang tiếp tục đàm phán hợp đồng vận hành toàn bộ nhà máy với mục tiêu ký hợp đồng và0 đầu quý I năm 2019, ngay sau đó sẽ tiến hành công tác bảo dưỡng, tuyển dụng đào tạo (thời gian dự kiến khoảng 6 tháng), hướng tới đưa toàn bộ nhà máy vận hành trở lại vào quý III năm 2019.

Hiện nay, những khó khăn lớn nhất của PVTEX là vấn đề tài chính, việc tái cấu trúc lại khoản vay đầu tư phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh cần có sự đồng hành của các ngân hàng tài trợ. Chất lượng nguồn điện phục vụ sản xuất cho PVTEX thường xuyên bị dao động, tính riêng từ 24/4 trở lại đây đã ghi nhận 3 lần sụt điện áp, có lần sụt áp khiến toàn bộ dây chuyền sản xuất sợi phải tạm ngừng hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phát Phạm Ánh Dương đã khẳng định: Trước khi đi đến quyết định hợp tác khởi động lại NMXS Đình Vũ, An Phát đã có một quá trình tìm hiểu, khảo sát kỹ lưỡng, kéo dài hơn 2 năm. An Phát nhận thấy để hợp tác thành công cần phải có giải pháp tổng thể. Từ đó, An Phát đã làm việc với hai đối tác quốc tế và nhận được sự đồng thuận của 2 đối tác này trong việc hợp tác vận hành lại NMXS Đình Vũ.

"Với khả năng tài chính mạnh của An Phát, cùng với năng lực kỹ thuật của đối tác Reliance, năng lực thương mại của đối tác Fortrec thì hoàn toàn có thể khẳng định việc hợp tác này sẽ thành công và sẽ đảm bảo cho ra các sản phẩm tốt, đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường. Hơn thế nữa An Phát xác định khởi động và sản xuất NMXS Đình Vũ là nhiệm vụ chiến lược, quan trọng đối với Tập đoàn An Phát. Đây là một trong 12 dự án được cả Bộ Chính trị, Chính phủ quan tâm nên An Phát cũng xác định đây không chỉ là vấn đề đầu tư kinh doanh đơn thuần mà còn là nhiệm vụ có tính chính trị, xã hội rất cao", Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phát Phạm Ánh Dương nhấn mạnh. Trên cơ sở đó APH đề nghị Bộ Công thương, PVN tạo điều kiện để các nội dung hợp tác giữa các Bên được triển khai đồng bộ.

Thực tế sau khi nghiên cứu kỹ các vấn đề tồn tại của NMXS Đình Vũ, An Phát đã đưa ra 16 đề xuất gửi lên Bộ Công Thương, PVN để hỗ trợ An Phát. Đặc biệt là các vấn đề về pháp lý, đây là điều khoản tiên quyết để đảm bảo cho việc hợp tác thành công.Đồng thời có điều kiện về Các Bên hỗ trợ lẫn nhau trong hợp tác kinh doanh,tham gia tiêu thụ các sản phẩm của nhau theo cơ chế thị trường giúp đỡ nhau cùng phát triển, trong đó có việc PVN sẽ hỗ trợ APH tham gia mua sản phẩm nhựa PP của BSR theo cơ chế thị trường, bình đẳng với các đối tác khác phục vụ cho APH sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thay vì phải nhập khẩu hoặc mua qua nhiều tầng trung gian (hiện tại APH là nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm bao bì nhựa lớn nhất Đông Nam Á).

Phát biểu tại cuộc họp, thay mặt PVN, Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đã điểm lại một số mốc triển khai, tháo gỡ các vấn đề nội tại của Nhà máy như công nợ, vốn cho sản xuất, xử lý các thủ tục pháp lý đối với Tổng thầu EPC dự án. Đặc biệt là PVTEX đã kiểm soát được chất lượng sản phẩm đến khâu cuối cùng, tiếp tục nhận được chứng chỉ chất lượng quốc tế EOKO-TEX (CHLB Đức cấp lần thứ hai) tháng 8 vừa qua; quản trị tốt quá trình sản xuất, kinh doanh, nhân sự...

Đồng thời cũng yêu cầu PVTEX phối hợp chặt chẽ với APH triển khai kế hoạch hợp tác đã ký, cụ thể hóa việc khôi phục toàn bộ Nhà máy trong thời gian sớm nhất. Về phía PVN luôn thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của một cổ đông lớn theo quy định của Điều lệ công ty và Pháp luật, hỗ trợ tối và tạo điều kiện tốt nhất cho PVTEX. Về các cam kết với các đối tác, PVN sẽ nghiêm túc thực hiện đầy đủ, triệt để phù hợp với quy định nhằm đạt được mục tiêu lớn là hồi sinh toàn bộ dự án như đã được Bộ chính trị, Chính phủ và Bộ Công thương phê duyệt.

Sau khi lắng nghe ý kiến phát biểu của các bên liên quan, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã bày tỏ sự vui mừng khi các Bên hợp tác rất tốt và đem lại hiệu quả rõ rệt, công suất đã tăng lên gấp đôi, công tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức bài bản, kế hoạch cho thời gian tới rõ ràng. Những cam kết khi hợp tác đang được các bên triển khai nghiêm túc, trong đó khúc mắc về điều khoản tham gia mua sản phẩm hạt nhựa PP được làm rõ, đặc biệt là thiện chí, quyết tâm của các bên trong quá trình triển khai vận hành trở lại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ. Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh: Hai bên phải thể hiện quyết liệt đến cùng, dù có khó khăn nào cũng phải cùng nhau vượt qua để không ảnh hưởng đến phương án, kế hoạch mà các bên đã thống nhất.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng đánh giá cao khi PVTEX đưa vào sản xuất thêm 3 dây chuyền mới. Và điều quan trọng hơn, theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An là "PVTEX đã biết chắt chiu từng đồng từ tiêu hao điện, nước, sợi, tiêu hao cọc lõi, phế liệu…để hiệu quả từng bước tốt hơn!

Theo Thứ trưởng đây là điểm quan trọng nhất, bởi thường có tư duy “làm lớn, kêu to”. “Lúc khó khăn mới hiểu được là phải chắt chiu, nếu không chính là sự lãng phí. Bởi vậy tôi khẳng định đó là chúng ta đang đi đúng hướng", Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng lưu ý PVTEX và đối tác An Phát cần lên kế hoạch chi tiết hơn cho giai đoạn sản xuất sắp tới khi nâng công suất lên toàn bộ phân xưởng sản xuất sợi. Việc An Phát chung vai gánh vác với PVTEX trong quá trình vận hành lại NMXS Đình Vũ là rất dũng cảm, thái độ và tinh thần rất đáng hoan nghênh. Cần nhận thức rõ các vấn đề rồi quyết tâm giải quyết thì công việc mới đi được.

Cả PVN và An Phát đều có sự quyết tâm và thiện chí nhưng phải khẳng định rằng dù khó khăn đến đâu cũng quyết tâm đi đến cùng. Đã xác định như vậy thì những việc vừa qua chỉ là việc nhất thời.

Lê Kim Liên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp, chủ động đối thoại với các đối tác trong quá trình triển khai nhiệm vụ về Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của EU.
Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp cũng như bối cảnh trong nước chưa thực sự ổn định sẽ tác động đến ngành Công Thương trong ngắn và dài hạn.
Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 27/9 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu thông tin thị trường nguyên liệu bông Mỹ.
Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.
Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Chi phí nhân công đang cao hơn so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khiến ngành dệt may chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là khi giá đơn hàng thấp.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến hết quý III/2024, nhưng đơn hàng quý IV/2024 chưa chắc chắn, đặc biệt đơn giá chưa cải thiện.
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Kết hợp chặt chẽ cùng đối tác để nắm rõ thông tin là một trong những khuyến cáo quan trọng giúp doanh nghiệp dệt may ứng phó với quy định mới tại EU.
Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Nhằm tăng tận dụng ưu đãi từ CPTPP, doanh nghiệp dệt may kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ “mềm hóa” quy tắc xuất xứ của hiệp định này.
Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

EU, Mỹ sẽ đưa vào thực thi một số đạo luật quan trọng liên quan đến xuất nhập khẩu nhưng doanh nghiệp da giày trong nước đang thiếu thông tin về các luật này.
Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Đơn hàng cải thiện, sản xuất ổn định, doanh thu, lợi nhuận đã tăng nhưng vẫn còn nhiều thách thức đang chờ doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.
Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững là xu hướng không thể cưỡng lại nhưng doanh nghiệp dệt may đầu tư ra sao, lộ trình thực hiện như thế nào lại là vấn đề quan tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động