Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD? Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam - thông tin, tập đoàn đã phối hợp với Tập đoàn Coats nghiên cứu, hợp tác đầu tư sản xuất vải chống cháy. Loại vải này được sản xuất từ sợi chậm cháy, kém cháy, không cháy. Đây là mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật cao, mang tính pháp lý, bản quyền, không phải mặt hàng thời trang thông thường.

Sản phẩm làm từ vải chống cháy không phải là mặt hàng thương mại bán trên hệ thống siêu thị trên toàn cầu, mà sản phẩm phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt những tiêu chuẩn, quy định đánh giá ở quốc gia nhập khẩu. “Đây là sản phẩm có thể có tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhưng sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách của mỗi quốc gia, sản phẩm đặc thù không hoàn toàn như sản phẩm mà chúng ta đã làm trong những năm qua”, ông Trường cho hay.

Vải chống cháy Vinatex - Kova
Vải chống cháy Vinatex - Kova một trong những loại vải chống cháy do Tập đoàn Dệt may Việt Nam hợp tác sản xuất. Ảnh: Vinatex

Tập đoàn đang khẩn trương sản xuất, dự kiến trong quý III và đầu quý IV/2024 sẽ xuất khẩu những đơn hàng vải chống cháy đầu tiên sang Indonesia, Ấn Độ, Trung Đông, Mỹ.

Với loại vải này, năm 2024 tập đoàn đặt ra mục tiêu doanh thu 2 - 2,5 triệu USD và trong 5 năm đầu tiên định hướng mỗi năm có thể tăng trưởng gấp đôi, mục tiêu trước hết là đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ - thị trường rất quan trọng của dệt may thế giới, từ bước tiến ở thị trường Mỹ sẽ thuận lợi ở các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các thị trường khác trên thế giới.

Nếu so với các mặt hàng thông thường khác, dư địa phát triển của vải chống cháy rõ ràng hơn, ít cạnh tranh hơn trên thị trường”, ông Trường một lần nữa nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam, phía nước ngoài đánh giá tiềm năng thị trường cho những sản phẩm vải chống cháy rất lớn, trong khi đó, Việt Nam nằm trong Top 5 nước xuất khẩu dệt may trên thế giới chưa có các cơ sở sản xuất nguyên liệu phục vụ thị trường đặc biệt này.

Chính vì vậy, việc hợp tác sản xuất vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn nhằm định hướng đi vào thị trường ngách đang còn bỏ ngỏ. Với công nghệ này, giá trị miếng vải tăng từ 3-5 lần, những sản phẩm may dùng loại vải này cũng có giá trị cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, tất cả những loại vải, quần áo đặc thù lại đều phụ thuộc vào bản quyền. Những sản phẩm vải chống cháy sẽ đi vào thị trường có yêu cầu khắc nghiệt như quần áo bảo hộ, quần áo đảm bảo an toàn cho người dùng mà không nằm trong phạm vi thị trường thời trang.

Đây là lần đầu tiên ngành dệt may Việt Nam tiếp cận với sản phẩm đòi hỏi bản quyền. Bản quyền này được đăng ký ở những quốc gia sử dụng và mang tính pháp lý. Chính vì thế, bước đầu tập đoàn phải tiếp cận thông qua những tập đoàn lớn trên thế giới có sở hữu bản quyền về công nghệ, đăng ký sở hữu trí tuệ cho những sản phẩm loại này”, ông Trường thông tin.

Phát triển thị trường ngách là khuyến cáo được các chuyên gia đưa ra với ngành dệt may nhiều năm qua. Tuy nhiên, mở thị trường ngách vẫn được thực hiện theo hướng khai thác thị trường mới, ngoài những thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng kim ngạch lớn của ngành như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Mở thị trường ngách với những sản phẩm khó, đặc thù và tiềm năng như vải chống cháy là thử thách lớn. Bởi lẽ, với những sản phẩm này bên cạnh đòi hỏi nguồn vốn lớn cho đầu tư công nghệ, doanh nghiệp còn cần có chiến lược và quyết tâm theo đuổi, cùng với đó có nguồn nhân lực đủ mạnh. Khó là vậy nhưng đây lại là hướng phát triển bền vững, đạt doanh thu tốt.

Nhìn lại mặt hàng vải denim do Tổng công ty Cổ phần Phong Phú hợp tác với Công ty TNHH Advance Denim có thể thấy rõ, bắt đầu hợp tác từ năm 2019, đến nay, Phong Phú là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong sản xuất vải denim tại Việt Nam. Bên cạnh các dòng chuyên cổ điển 100% cotton, Phong Phú phát triển thêm hàng trăm mẫu jeans mới, với thành phần sợi cotton, Tencel, Spandex, Viscose đáp ứng nhu cầu thời trang của thị trường.

Dẫu biết phát triển thị trường với phân khúc sản phẩm đặc thù là khó, tuy nhiên nếu không có quyết tâm, không có định hướng, doanh nghiệp dệt may sẽ không thể bứt phá và tìm được hướng đi an toàn trong bối cảnh thị trường bất định nhiều rủi ro như hiện nay. Và rõ ràng, đây vẫn là cuộc chơi của các “ông lớn” với tiềm lực tài chính, nhân lực đủ mạnh.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lãnh đạo Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam.
Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã để lại dấu ấn quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hóa chất trong năm 2024.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng, tập trung nguồn lực tăng tốc sản xuất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho năm mới.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum).
Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, có tác động trên phạm vi rộng Cục Hoá chất đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất.
Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

TP. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu phụ trợ phục vụ dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Bộ Tài chính đã đề xuất kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến ngày 31/12/2027.
Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Ngày 10/12, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức tổng kết Chương trình hỗ trợ dự án tư vấn phát triển nhà máy thông minh tại TP. Đà Nẵng năm 2024.
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Ngành cơ khí Việt Nam từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển.
Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Sự chồng chéo giữa các quy định, nhất là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư khiến Gia Lai lúng túng trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.
Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Thời gian qua, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tại các địa phương nhằm thực hiện mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia CBRN.
Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,90%.
Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Sáng 2/12, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp công bố kế hoạch hoạt động của Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025.
PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

Ngành sản xuất của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chững lại so với tháng trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động