Thứ bảy 14/12/2024 13:44

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Tối ngày 13/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động của Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2.

Phát biểu tại sự kiện, ông Augusto Soares Dos Reis Tổng giám đốc - Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông - cho biết: Trong những năm đầu vận hành, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng góp tới 8% sản lượng điện quốc gia. Với 91 TWh điện được sản xuất trong suốt 20 năm qua, nhà máy đã xuất sắc hoàn thành sứ mệnh do các cơ quan chức năng Việt Nam giao phó: cung cấp nguồn điện tin cậy, linh hoạt và luôn sẵn sàng cho lưới điện quốc gia.

Ông Augusto Soares Dos Reis Tổng giám đốc - Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông

Dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2, được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng hàng đầu thế giới: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), và JERA (Nhật Bản), đồng thời do Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông vận hành.

Dự án có tổng vốn đầu tư 400 triệu USD, được tài trợ 25% từ các cổ đông và 75% từ các ngân hàng và định chế tài chính khác nhau như: Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và Tham gia Hợp tác Kinh tế (PROPARCO).

Sau 30 tháng xây dựng, Nhà máy điện Chu trình hỗn hợp Phú Mỹ 2.2 với công suất 715 MW, được trang bị hai Tuabin khí 9FAe lớp F của General Electric và một Tuabin hơi lớp D11 của General Electric, đã chính thức đi vào hoạt động thương mại vào ngày 4/2/2005. Đây là dự án xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) đầu tiên được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.

Đại biểu tham dự lễ kỷ niệm 20 năm nhà máy Điện Phú Mỹ 2.2 hoạt động.

Dự án này đã đáp ứng một số lợi ích quan trọng đối với Việt Nam như tăng cường công suất phát điện ở miền Nam Việt Nam trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng; sử dụng nguồn khí thiên nhiên từ mỏ khí Nam Côn Sơn, nằm ngoài khơi thành phố Vũng Tàu, đóng góp vào sự độc lập về năng lượng của quốc gia. Đồng thời áp dụng công nghệ chu trình hỗn hợp sử dụng khí thiên nhiên, một công nghệ tiên tiến với hiệu suất cao hơn và phát thải khí nhà kính thấp hơn so với các nhà máy nhiệt điện than.

Theo hợp đồng BOT, dự kiến vào ngày 4/2/2025, Công ty Năng lượng Mê Kông sẽ chuyển giao nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 chu trình hỗn hợp sử dụng khí sau 20 năm vận hành cho các cơ quan chức năng Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam - đơn vị được phân công sẽ tiếp tục vận hành nhà máy này.

Ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Kể từ khi bắt đầu vận hành thương mại vào tháng 2/2005 đến nay, nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 đã phát điện lên hệ thống tổng cộng hơn 90 tỷ kWh.

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 nằm trong Trung tâm Nhiệt điện Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là một địa điểm chiến lược cho lưới điện quốc gia với 6 nhà máy điện Tuabin khí chu trình hỗn hợp, chiếm 8% tổng công suất phát điện của Việt Nam tính đến năm 2023. Qua đó có thể thấy nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò thực sự quan trọng đối với hệ thống điện quốc gia. Đặc biệt là vấn đề đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía Nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.

Trao tặng bằng khen Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông tại buổi lễ.

Nhấn mạnh trong năm 2024 và thời gian tiếp theo, tình hình vận hành của hệ thống điện còn rất nhiều thách thức khó khăn, ông Nguyễn Xuân Nam cho biết, theo dự kiến nhu cầu về điện sẽ tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ cao, trung bình khoảng 11% trong năm 2025. Để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của phụ tải, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt về xây dựng phát triển các công trình nguồn điện và nâng cao năng lực lưới điện truyền tải nói chung và đặc biệt là các công trình nguồn và lưới điện của khu vực phía Nam.

“Trên cơ sở đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị Công ty Năng lượng Mê Kông tiếp tục duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được, đảm bảo chất lượng công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo các tổ máy khi bàn giao cho EVN luôn sẵn sàng phát điện an toàn, ổn định, đáp ứng yêu cầu huy động của Công ty vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia”, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Điện hạt nhân: Xu thế tất yếu và chiến lược xây dựng nguồn nhân lực thuần Việt

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Tặng tivi, lắp đèn năng lượng mặt trời trong Tháng tri ân khách hàng

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Lễ ký hợp đồng EPC dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo

Phát triển điện hạt nhân: lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

EVNCPC đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Danh mục các văn bản thi hành Luật Điện lực

Ký kết thực hiện 4 công trình điện trọng điểm cấp điện ở các đảo tại Kiên Giang

Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 8,25 tỷ kWh

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 4 - Viện Năng lượng khuyến nghị gì?

Biến chuyển mới tại dự án đường dây 500Kv Củ Chi - rẽ Chơn Thành - Đức Hòa

Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 220kV Sa Đéc

Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Đường dây 500kV mạch 3: Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm của tuổi trẻ

Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện dự án đường dây 500kV

Những con số ấn tượng của dự án đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng cho ý kiến về loạt các dự án năng lượng tái tạo nằm trong Quy hoạch Điện VIII