Thứ hai 23/12/2024 20:24

Nguyên nhân TP. Hồ Chí Minh thu hồi đất 180 dự án chậm triển khai

Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh đã rà soát 2.822 dự án trên toàn thành phố, trong đó 180 dự án không thực hiện, được đưa ra khỏi kế hoạch sử dụng đất và khôi phục quyền lợi cho người dân.

Thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) TP. Hồ Chí Minh, hiện thành phố (TP) có hơn 4.800 dự án được đưa vào quy hoạch phải tổ chức thực hiện từ 2016-2020.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh thông tin về việc thu hồi 180 dự án chậm triển khai

Theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2015-2018, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 2.822 dự án, trong đó có 180 dự án chậm triển khai sẽ được đưa ra khỏi kế hoạch. Đặc biệt, có 80 dự án được HĐND TP nghị quyết thông qua với diện tích 281,79ha.

Thông tin được ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh - cho biết tại buổi họp báo công bố thông tin liên quan đến việc thu hồi 180 dự án chậm triển khai, do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố tổ chức chiều ngày 18/12.

Lý giải nguyên nhân, ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, lý do thu hồi các dự án chậm triển khai dựa trên cơ sở sau khi kiểm tra, nếu dự án được đưa vào kế hoạch 3 năm mà không triển khai gì, chỉ giữ chỗ thì đưa ra khỏi kế hoạch để khôi phục quyền lợi của người dân như cho, tặng, góp vốn, chuyển nhượng.

Về nguyên nhân dự án chậm triển khai, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP cho rằng, do một số dự án đã được đưa vào kế hoạch nhưng chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch mà chưa được cơ quan Nhà nước chấp thuận hoặc điều chỉnh kéo dài. Một nguyên nhân khác, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài, chủ đầu tư không thể cân đối đủ nguồn vốn để triển khai dự án…

TP. Hồ Chí Minh kiên quyết thu hồi 180 dự án chậm triển khai

“Nếu dự án được đưa ra khỏi kế hoạch sử dụng đất thì quyền lợi của người dân được phục hồi ở khu vực chưa được bồi thường, khu vực nào đã được bồi thường thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh. Đối với các dự án thuộc trường hợp thu hồi đất, trách nhiệm UBND thành phố phải trình HĐND nghị quyết điều chỉnh diện tích đất thu hồi” - ông Nguyễn Toàn Thắng nói.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh trình UBND TP danh sách 180 dự án cần thu hồi do chậm triển khai. Ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - đã chấp thuận báo cáo, đề xuất này.

Theo đó, đối với 100 dự án đã được UBND thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện từ năm 2015 - 2018 theo thẩm quyền với tổng diện tích đất là 812,9ha, nhưng đến nay không thực hiện đúng theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được phê duyệt, UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường trình cụ thể, đề xuất UBND TP giải quyết các vấn đề phát sinh sau quá trình công khai, xử lý.

Đối với 80 dự án thuộc trường hợp thu hồi đất đã được HĐND TP thông qua với tổng diện tích đất 281,79ha, UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát chặt chẽ tính pháp lý các dự án, trình HĐND TP điều chỉnh, hủy bỏ các dự án theo thẩm quyền.

Trong danh sách 180 dự án thu hồi diện tích sử dụng đất, đáng chú ý như: dự án khu biệt thự Sanctuary Cove của Công ty TNHH Liên doanh Belwynn - Hưng Phú. Hay như dự án 235B Nguyễn Văn Cừ của Tổng cục Hậu cần kỹ thuật của Bộ Công an, dự án 93 Lê Thánh Tôn của Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà thành phố, bãi giữ xe ngầm Trống Đồng của Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương…

“Hiện UBND TP giao UBND quận, huyện tiếp tục rà soát các dự án không thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm, khẩn trương thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, thu hồi nếu không triển khai đúng kế hoạch” - ông Thắng cho biết thêm.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ