Thứ hai 25/11/2024 09:30

Nguy cơ tiềm ẩn: Nhu cầu dầu mỏ tăng mạnh, đẩy thế giới vào khủng hoảng năng lượng

Nhu cầu dầu mỏ tăng phi mã, liệu thế giới có phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng mới?

Ông Greg Ebel - Tổng giám đốc điều hành của công ty đường ống Enbridge của Canada - cho biết, nhu cầu dầu vào năm 2050 sẽ cao hơn nhiều so với 100 triệu thùng/ngày và có thể vượt qua 110 triệu thùng/ngày.

Kinh tế phát triển và đặc biệt là ở các nước đang phát triển, mọi người vẫn cho rằng dầu là loại năng lượng nhẹ, mật độ năng lượng cao, hiệu quả và rẻ thì có lợi hơn. Điều đó dẫn đến việc sử dụng nhiều dầu hơn”, ông Ebel nói.

Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, thị phần của Nga và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trên thị trường dầu mỏ thế giới sẽ tăng trong những năm tới và sẽ vượt 50% vào năm 2050.

Nhu cầu dầu mỏ tăng phi mã, liệu thế giới có phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng mới? Ảnh: Pixabay

Tỷ trọng nguồn cung dầu toàn cầu của OPEC và Nga vẫn ở mức 45 - 48% cho đến năm 2030, nhưng sẽ tăng trên 50% vào năm 2050 khi Ả Rập Xê-út tăng sản lượng. Tuy nhiên, theo quan điểm của họ, đến năm 2050, tình hình quốc tế sẽ dần bình thường hóa ở các quốc gia bị trừng phạt, đặc biệt là Iran và Venezuela và sản lượng từ các quốc gia này sẽ tăng lên", các nhà phân tích của IEA nhận định.

Dựa trên kế hoạch đã được các nước thông qua, IEA cho biết nhu cầu sẽ là 102 triệu thùng/ngày vào cuối những năm 2020, nhưng đến năm 2050, con số này sẽ giảm xuống còn 97 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ xảy ra do nhu cầu trong ngành vận tải, bao gồm cả hàng không, thậm chí còn giảm mạnh hơn. Tuy nhiên, một kịch bản có tính đến các mục tiêu về khí hậu đã được các nước tuyên bố, cho thấy đến năm 2050, nhu cầu sẽ còn giảm thấp hơn nữa, xuống còn 55 triệu thùng/ngày.

Theo giới chuyên gia, dự báo của Enbridge gần giống với dự báo của OPEC là 116 triệu thùng/ngày vào năm 2045. Cả hai dự báo về nhu cầu dầu mỏ trong tương lai đều cao hơn nhiều so với mức giảm mà các nhà khoa học cho là cần thiết để bảo vệ môi trường và tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Dù vậy, ông Ebel cho biết ông không thấy khả năng nhu cầu dầu sẽ giảm xuống dưới 80 triệu thùng/ngày.

Theo số liệu của chính phủ Mỹ, mức tiêu thụ nhiên liệu lỏng toàn cầu trong dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho quý II/2024 hiện đạt trung bình 102,9 triệu thùng/ngày vào năm 2024 và 104,3 triệu thùng/ngày vào năm 2025, cao hơn từ 0,4 triệu thùng/ngày đến 0,5 triệu thùng/ngày so với báo cáo trước đó. Dự báo, tăng trưởng tiêu thụ dầu qua từng năm trong năm 2025 hầu như không thay đổi so với báo cáo dự báo dầu đưa ra tháng 3 vừa qua.

Ngược lại với dự báo dầu mỏ và triển vọng năng lượng trước đó của EIA, những điều chỉnh đối với mức tiêu thụ nhiên liệu lỏng trước đây đã làm giảm mức tăng trưởng nhu cầu vào năm 2024 mặc dù chúng làm gia tăng mức tiêu thụ xăng dầu dự kiến.

Tuy nhiên, động lực tăng trưởng vẫn giống nhau: Các quốc gia châu Á không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, chịu trách nhiệm cho phần lớn sự tăng trưởng về nhu cầu nhiên liệu lỏng trên toàn cầu, song khu vực Trung Đông và Mỹ cũng dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể.

Một số chuyên gia dự báo nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch có thể giảm trong trung và dài hạn, dẫn đến giá dầu thấp hơn trong vòng 10 năm tới. Do đó, giá dầu vào năm 2030 được nhiều người dự đoán sẽ ở mức dưới 100 USD/thùng dầu.

Theo báo cáo triển vọng năng lượng hàng năm, EIA đưa ra quan điểm thận trọng đối với dự báo giá dầu vào năm 2030 với kỳ vọng giá dầu thô Brent trung bình chỉ ở mức 61 USD/thùng dầu (2025), 73 USD/thùng dầu (2030), 80 USD/thùng dầu (2035), 87 USD/thùng dầu (2040), 91 USD/thùng dầu (2045) và 95 USD/thùng dầu (2050).

Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết, nếu mức tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu phù hợp với mục tiêu cắt giảm khí phát thải nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu, dự báo giá dầu vào năm 2030 có thể giảm xuống mức 40 USD/thùng dầu.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử