Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức hàng năm vào ngày 20/11, nhằm tôn vinh và tri ân những người hoạt động trong ngành giáo dục.
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Gặp những “người đưa đò” đặc biệt với hành trình gieo chữ, chữa lànhNhững lời chúc song ngữ đơn giản, ý nghĩa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam hay còn được gọi là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam và là một trong những dịp lễ lớn của ngành giáo dục nhằm tôn vinh các nhà giáo, những người ảnh hưởng trong lĩnh vực giáo dục.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam hay còn được gọi là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Liên quan đến nguồn gốc của Ngày nhà giáo Việt Nam, vào tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ đã được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là Federation International Syndicale des Enseignants (viết tắt FISE) - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục.

3 năm sau, năm 1949, tại thủ đô Waszawa của Ba Lan, FISE đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” bao gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu của bản Hiến chương tập trung vào đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học; Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo và bản Hiến chương cùng quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

Giai đoạn đó, FISE có 57 nước là 57 thành viên tham gia và Công đoàn giáo dục Việt Nam tham gia FISE từ năm 1953. Trong một cuộc họp của FISE diễn ra từ 26/8 - 30/8/1975 tại Ba Lan, các thành viên tại FISE đã thống nhất, lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Tại Việt Nam, ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc vào ngày 20/11/1958. Và đến 20/11/1982, ngày lễ này được tổ chức tên toàn quốc.

Những năm sau đó, khi đất nước hoàn toàn độc lập, ngày lễ này đã được tổ chức trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hàng năm, vào dịp này, các cơ quan giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.

Ý nghĩa ngày 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày kỉ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20/11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày hội truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta – truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đặc biệt là trong việc tôn vinh và tri ân những thầy cô giáo. Cùng những người có nhiều cống hiến quan trọng cho ngành giáo dục. Ngày này không chỉ đơn giản là một ngày lễ. Mà còn là một dịp quý báu để xã hội nhìn lại và tôn vinh những người “lái đò” này.

Ngoài việc tôn vinh các thầy giáo cô giáo, ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là thời điểm để ngành Giáo dục tự đánh giá và đặt ra những định hướng cải tiến trong quá trình dạy và học.

Một số hoạt động diễn ra trong ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 luôn diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi. Tùy theo từng đơn vị, trường học mà tập thể nhà trường sẽ tổ chức những cuộc thi nhỏ, văn nghệ dành riêng cho dịp đặc biệt này. Đồng thời, đây cũng là lúc học sinh dành tặng những món quà, lời chúc tốt đẹp cho thầy cô giáo.

Vẽ báo tường đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam

Vẽ báo tường không chỉ là món quà tinh thần ý nghĩa mà còn là hoạt động thường niên để tập thể trường lớp cùng tận hưởng không khí trang trọng của ngày 20/11. Đây là lúc tập thể lớp sẽ cùng nhau tạo nên tác phẩm báo tường sáng tạo, mang thông điệp ý nghĩa liên quan đến ngày Nhà giáo với các hình vẽ, bài thơ, truyện ngắn… Hoạt động vẽ báo tường là cơ hội để học sinh thể hiện năng khiếu, tâm huyết và xây dựng tinh thần đoàn kết cho tập thể lớp.

Làm thiếp tặng thầy cô

Những tấm thiệp do học trò tự làm chắc chắn là món quà 20/11 ý nghĩa dành cho thầy cô. Bên trong thiệp ghi những lời chúc tốt đẹp là nơi bày tỏ tấm lòng của bạn dành cho những “người lái đò thầm lặng” này.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Những tấm thiệp do học trò tự làm chắc chắn là món quà 20/11 ý nghĩa dành cho thầy cô (Ảnh: Sưu tầm)

Các hoạt động chào mừng ngày 20/11 khác

Bên cạnh những hoạt động kể trên, tùy theo điều kiện mà nhà trường sẽ tổ chức thêm các hoạt động khác. Tất cả nhằm mang đến bầu không khí tưng bừng cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Một số hoạt động được chú ý như: Trao hoa, tổ chức văn nghệ, viết thư cho thầy cô, cắm hoa..

Thanh Huyền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin cùng chuyên mục

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Xem thêm