Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

79 năm trước, khi đất nước vừa giành được độc lập, tình trạng mù chữ lan tràn đã trở thành một thách thức trực tiếp đối với sự phát triển của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào bình dân học vụ, nhằm xóa nạn mù chữ trên toàn quốc. Tinh thần của phong trào không chỉ giúp nâng cao dân trí mà còn gắn liền với sứ mệnh xây dựng một nền tảng văn hóa - xã hội vững chắc cho quốc gia.

79 năm sau, Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu chống nạn mù chữ là việc phải làm ngay sau chống nạn đói. Ảnh tư liệu

Từ bình dân học vụ năm xưa...

Tháng 9/1945, chỉ vài ngày sau khi bản Tuyên ngôn Độc lập được đọc tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về việc xóa nạn mù chữ. Thời điểm đó, hơn 95% dân số không biết đọc, biết viết. Đối với một quốc gia vừa thoát khỏi ách đô hộ, đây là một cản trở nghiêm trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập. Phong trào bình dân học vụ thời điểm đó đã được triển khai với khẩu hiệu “Diệt giặc dốt, cứu nước”.

Bám sát khẩu hiệu đó, từ thành phố đến nông thôn, từ đồng bằng lên miền núi, hàng loạt lớp học được mở ra trong điều kiện vô cùng thiếu thốn. Các lớp học diễn ra ở nhà dân, đình làng, sân chùa, thậm chí ngay trên cánh đồng. Giáo viên là các cán bộ, bộ đội, học sinh và những người đã biết chữ, với tinh thần tình nguyện và trách nhiệm cao cả. Kết quả là trong vòng 3 năm, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết. Phong trào không chỉ xóa mù chữ mà còn giúp củng cố lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của toàn dân tộc trong một bối cảnh vô cùng khó khăn.

Đến bình dân học vụ số hôm nay

Kỷ nguyên công nghệ số đang tạo ra những thay đổi sâu rộng trong mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức lớn về khoảng cách tri thức và kỹ năng số giữa các tầng lớp dân cư. Nhiều báo cáo gần đây cho thấy, một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vẫn chưa tiếp cận được các kỹ năng cơ bản để tham gia vào xã hội số.

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Ảnh:TTXVN

Chính vì thế, nhắc lại bài học từ bình dân học vụ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Phong trào bình dân học vụ với chính sách “cưỡng bức học chữ quốc ngữ không mất tiền” sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tương ứng sau 13 năm và 20 năm, đã căn bản xóa xong nạn mù chữ ở vùng đồng bằng và trung du, miền núi miền Bắc - hậu quả do chính sách ngu dân của thực dân Pháp xâm lược. Thành tựu xóa nạn mù chữ là nền tảng đầu tiên, căn bản nhất để cách mạng Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao mới, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đạt được thành tựu vĩ đại sau 40 năm đổi mới đất nước”.

Từ ý tưởng này, Tổng Bí thư trong bài phát biểu của mình đã đưa ra một số yêu cầu về những việc cần làm ngay, trong đó có ý tưởng về bình dân học vụ số:

“Về một số công việc cần làm ngay gồm có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, trong đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”. Thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.

Tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi; kiên cố hóa trường, lớp học, gắn với bảo đảm nơi ở của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Có thể nói, ý tưởng về bình dân học vụ số xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của việc xóa “mù chữ công nghệ” - một dạng mù chữ mới trong thời đại 4.0. Bài học kinh nghiệm từ những ngày tháng khó khăn, từ bình dân học vụ vẫn giữ nguyên giá trị.

Nhìn lại phong trào bình dân học vụ năm xưa, có thể thấy rằng, sự thành công không chỉ đến từ sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền mà còn từ lòng dân, từ tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên của toàn dân tộc giữa đói, khổ, chiến tranh. Chính tinh thần ấy đã làm nên một chiến dịch kỳ diệu, góp phần thay đổi căn bản diện mạo văn hóa, giáo dục của Việt Nam thời kỳ đầu độc lập. Trong bối cảnh hiện nay, để phong trào bình dân học vụ số đạt được thành công tương tự, cần khơi dậy và duy trì tinh thần không ngại khó, ngại khổ, sự chia sẻ và đoàn kết vì lợi ích chung của quốc gia.

Phong trào bình dân học vụ số của thời điểm hiện nay sẽ không chỉ là một sáng kiến giáo dục, mà còn là cầu nối giữa quá khứ và tương lai. Bằng việc phát huy bài học lịch sử, Việt Nam có thể xây dựng một xã hội không chỉ giàu tri thức mà còn giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên số.

Chuyển đổi số đã và đang được thúc đẩy theo định hướng chiến lược của Đại hội XIII, với trọng tâm là xây dựng nền kinh tế số và xã hội số. Chính phủ trước đó cũng đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhấn mạnh vai trò trung tâm của người dân và nhiệm vụ "chuyển đổi nhận thức" để đảm bảo thành công.

Đây cũng là xu thế chung của thế giới khi các quốc gia tiên tiến đã triển khai và đạt được nhiều thành tựu từ chuyển đổi số như: Hàn Quốc, Malaysia, Đức,… Các nước đều bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ các nỗ lực chuyển đổi số nhằm thúc đẩy, tăng cường nhận thức của người dân.

79 năm trước, chữ quốc ngữ đã trở thành "chìa khóa" để mở cánh cửa tri thức. Hôm nay, kỹ năng số chính là “ngôn ngữ” mới, không chỉ để tiếp cận thông tin mà còn để khẳng định vị thế của con người Việt Nam trong thời đại mới. Phong trào bình dân học vụ số, nếu được triển khai bài bản và đồng bộ, chắc chắn sẽ là một trang sử mới, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của nền giáo dục và xã hội Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 20/11 năm nay có một điều rất đặc biệt, niềm hạnh phúc của các nhà giáo đó là Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo.
Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Dominica, phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominica Lê Quang Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đề cập về việc dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra cơ chế quản lý đối với vấn đề này.
Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội cho biết, hiện trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ngày 19/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, Hội nghị G20.
Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng đã luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm các học sinh còn mất tích trong vụ 06 học sinh bị đuối nước nghiêm trọng tại Phú Thọ, sớm khắc phục hậu quả.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, không để tình trạng dự án chờ mặt bằng.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Trường Đại học VinUni

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Trường Đại học VinUni

Chiều 19/11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và chúc mừng Trường Đại học VinUni nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là cần thiết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Sáng 18/11 (giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20, với chủ đề "Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững".
Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách lo ngại về khả năng mất tài sản nhà nước do bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất.
Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn

Thủ tướng Chính phủ kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1417/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Chiều 18/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động