Thứ sáu 22/11/2024 01:36

Nghệ nhân Nguyễn Văn Kỷ: Người thổi hồn Việt vào tranh tre Xuân Lai

Ông Nguyễn Văn Kỷ (xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, Bắc Ninh) kể rằng, khoảng những năm 1997, nhiều người đến mua dát giường Xuân Lai rồi nhờ khắc chữ, tạo thêm hình ảnh. Thấy có thể cách tân sản phẩm truyền thống, anh và một số người trong thôn đã mày mò, mở rộng hình thức trang trí đáp ứng nhu cầu xã hội. Ý tưởng làm tranh trên chất liệu tre, nứa hun khói có từ khi đó.

Sinh ra từ làng quê có nghề tre hun khói độc đáo, từ nhỏ đã được tiếp cận, sử dụng những sản phẩm do chính quê hương mình là ra. Bản thân là một người yêu văn hoá nghệ thuật và luôn tìm tòi sáng tạo. Ông Nguyễn Văn Kỷ đã đưa dòng tranh dân gian Đông Hồ vào những tác phẩm mỹ nghệ tre hun khói của mình.

Theo ông Nguyễn Văn Kỷ, việc sản xuất một bức tranh tre hun khói khá kỳ công. Nguyên liệu chính cho tranh ở Xuân Lai chủ yếu là cây tre và cây nứa được thu mua từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi mang về, ngâm kỹ dưới nước để bảo đảm độ bền, không bị mối mọt và tăng dẻo dai. Tuỳ theo từng nguyên liệu mà có thời gian xử lý ngâm từ 6 tháng đến 1 năm, đảm bảo cây tre ngâm đủ độ chín muồi, mới vớt lên nắn thẳng, bào, đẽo hết mấu đốt và xếp ngay ngắn vào lò rồi dùng rơm để hun. Khi hun tre, nứa chỉ có khói chứ không có lửa để tạo các màu nâu sẫm hoặc đen bóng như ý đồ.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Kỷ chế tác tranh tre hun khói

Tre, nứa sau khi hun được vuốt thành từng thanh nhỏ ghép lại bằng dây mây. Tùy từng chủ đề mà người thợ có thể sao chép tranh hoặc vẽ tranh sáng tạo theo ý tưởng sau đó mới dùng dao sắc nhọn để cạo, tẩy vỏ tre, nứa. Tranh trên tre, nứa hun khói ở Xuân Lai chỉ có hai mầu nâu và vàng nhạt tự nhiên nên gần gũi, thân quen với người dân Việt Nam nhưng không kém phần trang trọng lịch sự khi sử dụng, anh Nguyễn Văn Kỷ cho biết.

Tranh tre, nứa hun khói Xuân Lai rất phong phú về kích cỡ, nội dung. Mỗi sản phẩm được làm ra có sự kết hợp giữa sự lao động chân tay và lao động trí tuệ của người thợ. Tùy theo sở thích của người sử dụng mà có thể tạo kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn. Về nội dung thì có hai chủ đề chính là tranh phong cảnh và tranh dân gian. Nhiều tranh dân gian được lấy mẫu từ dòng tranh Đông Hồ rồi chuyển thể sang chất liệu tranh tre hun khói như Gà mẹ gà con, Đám cưới chuột hoặc tranh Tứ quý… Các tranh phong cảnh thường tái hiện hoạt động sinh hoạt thường nhật của miền quê. Các tác phẩm đều vinh dự nhận được những giải thưởng cấp tỉnh và quốc gia. Những sản phẩm tranh tre do ông Nguyễn Văn Kỷ làm ra gần như “độc nhất vô nhị”, sản phẩm tranh tre và đồ nội thất tre hun khói do cơ sở sản xuất Nguyễn Kỷ sản xuất đã chinh phục được các thị trường nước ngoài như Nga, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…

Hơn 20 năm trong nghề sáng tạo mỹ nghệ mây tre hun khói, ông Nguyễn Văn Kỷ đã tạo ra rất nhiều tác phẩm tranh tre nghệ thuật và đồ nội thất bằng tre được đánh giá cao. Nhằm vinh danh và cổ vũ tinh thần sáng tạo phát triển không ngừng, ông vinh dự được tặng danh hiệu nghệ nhân làng nghề Việt Nam (2011) và nghệ nhân tỉnh Bắc Ninh (2014). Cơ sở sản xuất mây tre đan của ông cũng được tặng bằng khen cho đơn vị có sản phẩm tiêu biểu giai đoạn 1997 – 2017.

Tranh đám cưới chuột được thể hiện bằng chất liệu tre hun khói

Đi qua giai đoạn phát triển thịnh nhất của nghề, cả làng Xuân Lai hiện chỉ còn 2 gia đình còn giữ nghề truyền thống của quê hương. Vì vậy, bên cạnh tập trung sản xuất, những năm qua nghệ nhân Nguyễn Văn Kỷ đã tiếp tục dạy nghề cho nhiều lớp thợ kế cận. Hàng năm ông đều tập trung truyền nghề cho hàng chục lao động không có việc làm, các học viên trẻ… nhằm định hướng tạo công việc cho mọi người. Ông cũng tham gia thực hiện giảng dạy nghề theo chương trình Khuyến công tỉnh Bắc Ninh…

Dù ra đời muộn hơn so với lịch sử làng nghề nhưng nghệ nhân Nguyễn Văn Kỷ đã khẳng định vị trí của tranh tre, nứa hun khói trong văn hoá truyền thống làng nghề, càng khẳng định thành quả cho sự tìm tòi, sáng tạo của người Xuân Lai trong quá trình lưu giữ nghề truyền thống, phát triển dòng tranh mang đậm chất Việt Nam.

Thu Trang – Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế