Thứ ba 29/04/2025 17:31

Nghề làm nước mắm Nam Ô được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm nước mắm - nghề truyền thống nhiều đời của người dân Nam Ô đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Người dân trong làng rất phấn khởi, những hộ đang dồn tâm huyết và nỗ lực khôi phục cho nghề nước mắm Nam Ô thì thêm tự tin về sự lựa chọn hướng đi của mình, những hộ dân đang có ý định phục hồi nghề truyền thống của cha ông thì có thêm động lực để đưa ra quyết định.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện vừa ký Quyết định số 2974/QĐ-BVHTTDL ngày 27/8/2019 về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, đã đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Nghề làm nước mắm Nam Ô tại phường Hòa Hiệp Nam và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng)".

Nghề làm nước mắm Nam Ô đã có lịch sử hàng trăm năm, hiện đang đứng trước nguy cơ mai một

Được biết, nghề làm nước mắm Nam Ô là nghề làm nước mắm duy nhất của cả nước đến thời điểm hiện tại được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh đó, với việc TP. Đà Nẵng hướng đến bảo tồn và phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với du lịch mở ra nhiều hi vọng cho người dân làng nghề khôi phục nghề truyền thống.

Là người thay mặt làng nghề đứng ra thuyết trình về quy trình làm mắm Nam Ô, các bí quyết để có sản phẩm mắm đậm đà, cũng như nêu những nguyện vọng của những người làm nước mắm Nam Ô đối với việc gìn giữ và phát triển nghề khi Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch về tìm hiểu và thẩm định hồ sơ để được công nhận di sản, anh Bùi Thanh Phú - Giám đốc Công ty TNHH mắm Hồng Hương (thuộc làng nghề nước mắm Nam Ô) - phấn khởi chia sẻ: "Tôi đã rất quan tâm và theo dõi về hồ sơ được công nhận di sản. Quyết định công nhận di sản là sự ghi nhận của cơ quan hữu quan với vai trò và ý nghĩa của nghề làm nước mắm Nam Ô. Đây là cơ hội nghìn năm của làng nghề, nếu nắm bắt cơ hội tốt thì làng nghề chắc chắn sẽ phát triển và nước mắm Nam Ô sẽ tìm được chỗ đứng cho mình trong xu hướng thương mại hóa mạnh mẽ như hiện nay”.

Hướng phát triển của làng nghề sẽ gắn với du lịch văn hóa làng nước mắm Nam Ô. Ảnh: Du khách thưởng thức hương vị nước mắm Nam Ô

Ông Nguyễn Việt Dũng - Chủ cơ sở mắm nhĩ Bình Minh (thuộc làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô) - hào hứng cho biết, cơ sở mắm Bình Minh đã có dự định và định hướng phát triển nghề làm nước mắm gắn với du lịch, việc nghề truyền thống được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia càng chứng minh cho hướng đi đúng đắn của người làm nghề.

Ông Nguyễn Hữu Thiết - Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu - cho biết, hiện quận đang xây dựng đề án bảo tồn làng nghề kết hợp du lịch tổng quan làng Nam Ô. Trong đó sẽ chọn và xây dựng nhà trưng bày mô hình nghề nước mắm Nam Ô, cải tạo cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, du lịch, bảo tồn chất lượng sản phẩm mắm, xây dựng làng chài. Việc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ giúp bảo tồn và phát triển những hộ đang làm nghề có sẵn, khuyến khích, nhân rộng, khôi phục lại sản xuất đối với những hộ còn lại trong làng nghề.

Trước thực tế Hiệp hội làng nghề nước mắm Nam Ô hoạt động èo ột, thành viên còn “mạnh ai nấy làm”, để củng cố hoạt động của làng nghề, sắp tới quận sẽ tiến hành lại đại hội của hiệp hội, trong đó, định hướng là sẽ để một Phó Chủ tịch phường làm Chủ tịch Hiệp hội, hoặc mời cơ quan, đoàn thể tham gia để đẩy mạnh vai trò của Hiệp hội, từ đó, đẩy mạnh tính liên kết và hoạt động của các thành viên trong làng nghề.

2 sản phẩm nước mắm truyền thống của làng nghề nước mắm Nam Ô vừa được công nhận là Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu TP. Đà Nẵng 2019

Trước đó, tháng 8 vừa qua, 2 sản phẩm nước mắm truyền thống của làng nghề nước mắm Nam Ô cũng đã được công nhận là Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của TP. Đà Nẵng năm 2019, mở ra nhiều hy vọng và triển vọng cho việc khôi phục, phát triển mạnh mẽ làng nghề và khẳng định thương hiệu nước mắm truyền thống Nam Ô.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Có hơn 280 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP