Thứ bảy 28/12/2024 17:50

Nghệ An: Thu hàng trăm triệu đồng nhờ trồng đào rừng phục vụ Tết

Theo những hộ trồng đào bản Puộc Mú 1, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), nhiều năm trở lại đây, đào rừng tự nhiên rất hiếm, gần như không có bán trên thị trường. Còn đào mà Tết bà con mang xuống xuôi bán là đào rừng trồng ở vườn nhà nhiều lắm, hầu như nhà nào cũng có. Cận Tết, dân bản thường chọn chặt cành đẹp đem bán.

Na Ngoi (Kỳ Sơn) - thủ phủ trồng đào rừng lớn nhất ở Nghệ An nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này đã tạo cho thân cây mọc nhiều rêu mốc, cổ kính, thương lái gọi là “đào rừng” nên bán được giá cao hơn.

Thay cho việc phải vào rừng tìm cây đào, nhiều năm nay UBND xã Na Ngoi đã vận động dân bản trồng đào trên các sườn đồi, trên nương rẫy, vừa tiện chăm sóc, chặt cành để bán dịp Tết vừa có nguồn thu nhập cao. Hiện, toàn xã Na Ngoi có hàng chục hécta đào được trồng tập trung ở các bản như Buộc Mú, Kẻo Bắc, Ka Nọi, Tổng Khư... kể từ khi nơi đây trở thành thủ phủ của đào rừng lớn nhất xứ Nghệ, nhiều gia đình ở Na Ngoi đã thoát nghèo nhờ việc bán đào phục người dân chơi Tết.

Vườn đào mốc hơn 10 năm tuổi của gia đình anh Xồng Bá Lẩu, bản Puộc Mú 1, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn), đến khoảng 25 Tết âm lịch gia đình anh chặt tỉa cành đẹp đem bán cho thương lái dưới xuôi

Ông Mùa Bá Giờ - Chủ tịch UBND xã Na Ngoi - cho biết, tên gọi “đào rừng” như là một tên thương mại chung cho các loại đào chuyển từ miền núi về các tỉnh đồng bằng. Gọi như vậy để nâng cao giá trị cành đào, vì người tiêu dùng tại các tỉnh miền xuôi yêu thích các sản phẩm từ miền núi. Còn trên thực tế hiện nay trên địa bàn xã Na Ngoi không hề có đào rừng tự nhiên, mà chỉ có các loại đào do chính người dân tự trồng trên nương, rẫy và trong vườn nhà.

So với bán quả thì bán cành đào vào dịp Tết dễ bán hơn, lợi nhuận mang lại cao hơn. Chủ trương của xã là chỉ cho bán cành, giữ lại gốc, vì giữ lại gốc sẽ phát triển cành mới... Chủ tịch UBND xã Na Ngoi cho biết thêm.

Chia sẻ về câu chuyện trồng đào rừng, anh Xồng Bá Lẩu, Trưởng bản Puộc Mú 1, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn). Năm 2011 anh Lẩu và gia đình đã mạnh dạn đầu tư trồng 3ha đào mốc. Vườn đào của gia đình có hơn 850 gốc, toàn bộ là đào đá, đào rêu mốc, trồng đã hơn 10 năm tuổi. Hàng năm, gia đình anh chặt cành bán 1 lần và giữ gốc lại, sau 3-4 năm cành bị chặt sẽ tiếp tục phát triển trở lại và lại cho thu hoạch.

Theo anh Xồng Bá Lẩu, lớp địa y rêu mốc bám dày trên mỗi gốc đào trồng nên nhiều người nghĩ là đào tự nhiên

Nhờ vườn đào mà hàng năm đã mang lại thu nhập cho gia đình khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Cả một năm gia đình anh đều nhìn vào vườn đào cuối năm để cho con cái ăn học, mua sắm đồ dùng trong nhà - khoảng ngày 25 Tết âm lịch anh sẽ chặt cành những cây đào đã hơn 10 năm tuổi để bán. Gốc cây đào anh giữ lại để phát triển cành cho năm sau, anh Lẩu cho biết thêm.

Anh Võ Duẩn ở xóm 18, xã Nghi Kim, TP. Vinh (Nghệ An) - người có gần 20 năm trồng đào và buôn bán mặt hàng này vào dịp Tết Nguyên đán cho biết, đặc trưng của vườn đào gia đình anh là những gốc đào cổ có tuổi đời từ 15 năm trở lên, được trồng ở vùng miền núi Kỳ Sơn và những cây đào bích, đào phai được trồng ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Theo anh Duẩn, gọi 'đào rừng' như là một tên thương mại chung cho các loại đào phai chuyển từ miền núi về. Năm nay, vườn đào của anh Duẩn có trên 800 gốc đào, có giá cho thuê từ 1 triệu - 40 triệu đồng.

Giới buôn bán đào rừng cho biết, hiện đào rừng tự nhiên gần như không có, trên thị trường đều là đào rừng do dân trồng

Với đào rừng tự nhiên, hiện gần như không có bán trên thị trường, muốn mua cũng khó. Bản thân anh Duẩn, bao nhiêu năm buôn đào cũng không thể mua được một cành đào rừng tự nhiên về chơi Tết.

Theo các thương lái buôn đào kì cựu, việc chặt đào rừng tự nhiên đã bị cấm nhiều năm nay. Kiểm lâm và các lực lượng chức năng đều giải thích rõ cho dân hiểu nên gần như người dân không còn đi khai thác nữa. Còn đào giống từ rừng dân trồng thì tương đối nhiều. Ở các tỉnh miền Tây xứ Nghệ, người dân thường trồng đào trên triền đồi, trong vườn nhà mình hay thành những khu vườn rộng lên tới cả nghìn gốc.

Những cây đào bắt đầu bung nở trên mái nhà dân ở Na Ngoi

Nếu như trước đây người dân xứ Nghệ mê mẩn vẻ đẹp của đào Nhật Tân, thì nay thị hiếu người dân chuyển hướng chuộng loại đào rừng trồng này vì nó mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Vào sau Tết ông Táo, tôi thường chọn mua của dân hoặc có khi là của thương lái, giá vào khoảng 1-2 triệu đồng/cành, có cành đẹp lên đến cả chục triệu đồng. Anh Trần Trung Hiếu, phường Hưng Dũng (TP. Vinh) cho biết.

Với những người dân vùng trồng đào rừng ở Na Ngoi, để có được hoa nở trúng dịp Tết, mỗi ngày các nhà vườn trồng đào phải chăm sóc tỉ mỉ theo đúng quy trình từ bón phân, tưới nước đến hái lá.... Vất vả là vậy, thế nhưng bù lại những ngày này, các hộ trồng đào vui mừng, phấn khởi vì năm nay đào đẹp, hy vọng được mùa được giá. Mỗi vụ đào, nhà ít thì vài chục triệu, nhà nhiều thu đến hàng trăm triệu đồng, đủ một cái Tết ấm no, sung túc.

Những ngày này, tại hầu hết các thôn bản của xã Na Ngoi, những vườn đào phai cạnh chân núi đã chúm chím nở, các thương lái dưới xuôi đã bắt đầu tập trung về khá đông. Cảnh buôn bán, ngã giá đào bắt đầu trở nên huyên náo, những chuyến xe đã sẵn sàng, chở đầy “sắc xuân” đến khắp mọi miền phục vụ người dân chơi đào, đón Tết.

Mộc Miên

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024